-
Được đăng: 29 Tháng 9 2014
Chủ nghĩa nào cũng muốn tỏ ra “khách quan”, nhưng khi tên gọi có chữ “chủ” làm đầu, không thể chối là không “chủ quan”, không “duy ý chí”. Chủ nghĩa cộng sản mượn “tính khách quan” của khoa học để lấp liếm tính chủ quan của nó, tự nhận nó là “chủ nghĩa xã hội khoa học”Đảng viên cộng sản nào cũng sống cuộc đời “hai mặt” – double standard – nói một đàng làm một nẻo, theo mánh mung “làm chơi ăn thật, làm ít ăn nhiều, mồm miệng đỡ chân tay”.
Chủ nghĩa là gì? Là tập hợp những lý lẽ cắt nghĩa một tình hình (theory, doctrine), kèm theo một kế hoạch để giải quyết tình hình đó (policy, implementation), và một cơ cấu (structure, institution) thực hiện nó. Theo định nghĩa này, chủ nghĩa nào cũng “duy ý chí” và do đó “chủ quan”. Chủ nghĩa cộng sản không ngoại lệ. Nó phải mượn “tính khách quan” của khoa học để lấp liếm tính chủ quan của nó, tự nhận nó là “chủ nghĩa xã hội khoa học”. Trên đường chinh phục thế giới, nó áp đặt “hệ giá trị chủ quan” của nó bằng cường lực. Nó thường khởi đi với cường lực của chiến tranh tâm lý: tuyên truyền. Cùng lúc hoặc tiếp theo, là cường lực vật thể : vũ khí, khủng bố, thao túng các phương tiện sản xuất và sinh sống của đối tượng. Bành trướng sang Việt Nam, chủ trương vừa nói đẻ ra khẩu hiệu “thứ nhất rỉ tai, thứ hai mã tấu”. Chiếm xong quyền bính, nó áp đặt cường quyền để ôm giữ quyền bính.
Karl Marx dùng lý lẽ chủ quan của mình (“sử quan duy vật”) cắt nghĩa xã hội Âu Tây – khoa học tự nhiên lên ngôi, kinh tế công nghiệp hóa theo chủ nghĩa tư bản, đế quốc tranh giành thuộc địa – rồi “tiên tri” tương lai loài người, nhưng không đưa ra được “kế hoạch cụ thể” khả thi, để những “tiên tri” kia có được chút đỉnh “tính hiện thực”. Lý thuyết cộng sản tuy tỏ ra hấp dẫn ở Châu Âu giữa thế kỷ 19, nhưng không thể coi nó như một chủ nghĩa hoàn chỉnh : nó “hoang tưởng” về “đích đến”, và “què quặt” nơi phần thực hiện. Khẩu hiệu “vô sản toàn thế giới hãy liên hiệp lại !” của Tuyên Ngôn Cộng Sản 1948, phải đợi đến Lenin mới có đáp án cho câu hỏi “làm gì?” – Que Faire ? Trước Lenin, Ba Lê Công Xã – Paris Commune đã “làm gì?” theo kiểu “bạo động vô chính phủ”. Bản thân Marx, tuy dính dự vào vài vụ “cách mạng nửa vời” (theo đánh giá của Lenin) thời 1948 ở nhiều nước Châu Âu, nhưng cũng chỉ trôi nổi theo thời cuộc, không đưa ra được một “mô thức mẫu” nào cho “đấu tranh giai cấp” mà Marx hô hào. Cho nên, phong trào cộng sản suốt nửa sau thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, “liên hiệp lại” được, rồi cũng chia rẽ thành ít ra là 5 thứ “Quốc Tế Cộng Sản” (nếu tính cả Tito sau Trotsky), vì bất đồng cả về xuất phát điểm, lộ trình, cũng như đích đến. Khởi đi với lá “cờ đỏ” sơ sài; dọc đường, thoạt thấy trên cờ đỏ có “cái búa”; vấp phải nông dân nổi loạn, Lenin bèn “bổ sung” thêm “cái liềm”, nhưng Stalin vẫn cứ phải thường xuyên thanh trừng bọn “kulags” (nông dân “phản động”, bị “quy” thành “thế lực thù địch”). Khởi đi với hình ảnh xã hội “cộng sản nguyên thủy” – loài người sống theo “bầy đàn vô chính phủ” – Marx quả quyết, đích đến khi “cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công”, xã hội không còn giai cấp, ai nấy “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”; và rồi ... “nhà-nước tự tan biến”. Cho đến bây giờ, Liên Xô đã sụp đổ, chủ nghĩa Marx đã đi vào thùng rác, bọn cộng sản “sống sót” tuy còn cai trị trên dưới 1 tỷ rưỡi “hộ khẩu”, nhưng cái “đích đến” như trên, vĩnh viễn cứ là “ảo vọng”. Chúng “lý luận” rằng xã hội xã hội chủ nghĩa dưới quyền chúng đã “không còn giai cấp” (sic), ai nấy đều “cải tạo” thành “lao động” cả rồi, nhưng chúng cần một “thời kỳ quá độ”, duy trì “chuyên chính” chống lại các “thế lực thù địch”; còn thù địch thì nhà-nước chưa thể “tự tan biến”. Thù địch nào ? Chúng chỉ ra loanh quanh : khi là “nước ngoài”, lúc lại thành “tự diễn biến bên trong”. Thật ra, từ chủ nghĩa, chế độ, đến “đế quốc xã hội chủ nghĩa”, cộng sản là kẻ thù của chính nó vì nó tự mâu thuẫn từ bẩm sinh. Tạm bỏ qua những mâu thuẫn triết học duy vật/duy tâm, vật chất/phi vật chất, logic tuyến tính/phi tuyến tính, v.v... hãy nhìn vào thực tế:
Ngay khi chiếm được quyền bính ở nước Nga, loại trừ được cả chế độ quân chủ lẫn phe “dân chủ tư sản” Menshevik, Lenin đã nhận ra “lý thuyết” Mác-xít mâu thuẫn với “thực tế” xã hội mà ông ta cai trị. Nông dân nổi loạn. Giai cấp thợ thuyền, được Marx mệnh danh là “tiên phong”, là “lãnh đạo cách mạng vô sản”, rất yếu so với nông dân. Nước Nga lúc ấy là một nước nông nghiệp, lẹt đẹt đàng sau ”cách mạng công nghiệp” đương thời. Công đoàn yếu hơn nông hội cả về phẩm lẫn lượng. Lenin đưa khẩu hiệu “công nông liên minh” để thỏa hiệp với nông dân, gỡ ngòi nội loạn, nhưng ôm chặt “vô sản chuyên chính”, tập trung mọi phương tiện sản xuất vào tay nhà-nước, do đảng “lãnh đạo”, nhân danh “giai cấp công nhân”. Muốn có đa số thợ thuyền, phải có nhà máy. Muốn có nhà máy, phải “công nghiệp hóa”. Muốn công nghiệp hóa phải có “vốn đầu tư”. Muốn có vốn đầu tư, phải “tích lũy tư bản”. Muốn tích lũy tư bản, phải “có tiền”. Tiền vàng, tiền giấy, tiền thẻ nhựa, tiền chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tài khoản ngân hàng ... đều là “tín dụng” – credit – biểu tượng của chủ nghĩa tư bản, chế độ tư bản. Với Phương Án Kinh Tế Mới – New Economic Project – NEP – Lenin duy trì và tóm thâu ngân hàng, ngoại thương, công nghiệp nặng ... vào tay nhà-nước, đồng thời nhả bớt cho tư nhân kinh doanh nhỏ, kiếm lợi nhuận tư, tích lũy tư hữu vặt. Lenin đặt tên cho mô thức này là Chủ Nghĩa Tư Bản Nhà-Nước – State Capitalism. Khi Liên Xô sụp đổ, nhà kinh tế học nghiệp dư Janos Kornai gọi nó là Chủ Nghĩa Xã Hội Thị Trường – Market Socialism. Dù mang tên gì, mô thức này là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, khiến chủ nghĩa cộng sản, đế quốc cộng sản, các thứ cộng sản, “tất yếu” phải “tự diễn biến” trở thành kẻ thù của chính nó là Tư Bản. Hô hào tiêu diệt tư bản, chống “người bóc lột người”; với NEP của Lenin, nhà-nước cộng sản trở thành “chủ tư bản đầu tư”, mà hệ thống phân phối lợi nhuận “tem phiếu và bao cấp” không bao giờ cân bằng ̣được “giá trị lao động thặng dư” của thợ thuyền và nông dân (gọi chung là “lao động”), bị nhà-nước “bóc lột”. Stalin nối nghiệp Lenin, coi NEP là “hữu khuynh”, tạo “bước ngoặt vĩ đại” – Great Turn – đưa ra Kinh Tế Kế Hoạch Tập Trung, thực hiện theo từng 5 năm, triệt để tiêu diệt tư hữu, tư doanh, gấp rút “cải tạo công thương nghiệp”, thanh trừng hàng triệu “kẻ thù giai cấp” – Liên Xô (LX) gọi là “kulags”, cộng sản việt gian gọi là “tư sản mại bản”. Bọn tự nhận là “đầy tớ của dân” nghiễm nhiên thành “ông chủ của dân”. Chúng coi dân như một bầy nô lệ, bảo sao nghe vậy, cho gì được nấy. Đảng cộng sản trở thành một “giai cấp mới”, cấp thấp là apparatchik, cao hơn là nomenclatura, chia nhau hưởng đặc quyền đặc lợi, được bảo kê bằng sự “tuyệt đối trung thành với đảng”. Lý tưởng cộng sản tuyên truyền đề cao “chủ nghĩa tập thể”. Thực tế cộng sản “mua đứt” sự thuần phục của cá nhân đảng viên với điệp khúc bài Quốc Tế Ca, có câu “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình”, đền bù cho câu “quyết phen này sống chết mà thôi”. Đó là “xây dựng đảng” trên nền tảng lợi quyền cá nhân “duy vật và duy lý”, đồng thời lại buộc đảng viên, muốn được coi là “giác ngộ cách mạng”, phải hàng ngày “đấu tranh tư tưởng”, tiêu diệt cho bằng được “cá nhân cha sinh mẹ đẻ” của mình, phải “hy sinh cá nhân” mình, không cho nó “hủ hóa”, hay làm gì có hại cho “tập thể”. Làm không được cũng phải “báo cáo là được”. Mâu thuẫn cơ bản này không cách chi “thống nhất” được. Cho nên đảng cộng sản nào cũng hủ hóa, sa đọa. Đảng viên cộng sản nào cũng sống cuộc đời “hai mặt” – double standard – nói một đàng làm một nẻo, theo mánh mung “làm chơi ăn thật, làm ít ăn nhiều, mồm miệng đỡ chân tay”. Từ Lenin “hữu khuynh” qua Stalin “tả khuynh”, thường xuyên LX có những đợt thanh trừng, hết “kulags” phú nông địa chủ đến “kulags” tư sản mại bản. Cuối mùa, vô số đảng viên loại apparatchik cũng hủ hóa thành “kulags” luôn, bị đưa vào các trại lao động khổ sai, gia nhập hàng ngũ những người trước kia từng bị chúng “quy” là “kẻ thù giai cấp”. Cuối cùng, Gorbachev đưa ra Glasnost & Perestroika, mong dùng cởi mở minh bạch và cải tổ cơ cấu cứu vãn chế độ, nhưng thất bại, vì cởi mở không kịp.
Chủ nghĩa nào cũng muốn tỏ ra “khách quan”, nhưng khi tên gọi có chữ “chủ” làm đầu, không thể chối là không “chủ quan”, không “duy ý chí”. Hệ giá trị cộng sản áp đặt ở Nga lúc đầu bị trở ngại nặng, vì “chủ quan” của Tây Âu (đã công nghiệp hóa) không phải là “chủ quan” của nước Nga nông nghiệ̣p. Cộng Sản đã coi Tư Bản là “kẻ thù giai cấp” phải tiêu diệt, thì không cách chi “hòa bình chung sống” với Tư Bản, trừ phi “nói vậy mà không phải vậy”. Bùa chú “mèo trắng mèo đen” của Tàu Cộng, nhập nhằng Tư Bản/Cộng Sản, là một chiêu bài bịp. “Nói theo” cương lĩnh Đại Hội 27 Đảng Cộng Sản LX, Đại Hội VI cộng sản việt gian hô khẩu hiệu “đổi mới hay là chết”, chẳng qua là “chào thua” chủ nghĩa tư bản, nhưng còn “cố bám” đặc quyền đặc lợi của chế độ chuyên chính cộng sản. Cả bên Tàu lẫn “bên ta”, bọn “cộng sản sống sót” đang sống những ngày “cuối mùa” của cộng sản LX. Mâu thuẫn Tư Bản/Cộng Sản ví như nước và lửa. Mâu thuẫn nước/lửa có một khả năng duy nhất, có thể “thống nhất” thành một thực thể hữu dụng : nước sôi. Muốn đặt nước trên lửa để có nước sôi, phải có cái ấm nấu nước, làm nhiệm vụ “xúc tác”. VGCS muốn “hoàn lương” với hy vọng “hạ cánh an toàn”, có thể mượn cái ấm Glasnost & Perestroika của Gorbachev. Năm xưa Gorbachev đã làm không kịp. E rằng năm nay Trọng Lú chỉ “nói qua rồi bỏ”, vì đã quá muộn.
Chế độ VGCS “đổi mới hay là chết” đã 26 năm, “mở cửa hội nhập” đã 17 năm, vào WTO đã 6 năm. “Tuần trăng mật” giữa con buôn tư bản và VGCS đã mãn. “Giai cấp mới” VGCS đã lên ngôi. Các “nhóm lợi ích” tranh quyền, tranh ăn kịch liệt, nhưng vẫn chưa quyết liệt. Các đợt đấu tranh dân chủ, Dân Oan khiếu kiện đều đã gỡ ngòi. Tại sao mới đây lại nghe thấy câu hô hoán của “tổng bí” Trọng Lú : “chỉnh đốn đảng là công việc rất phức tạp nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của đảng và sự tồn vong của chế độ” ? Sinh mệnh đảng và chế độ VGCS do đâu mà lâm nguy?
Từ 1946, VGCS đã biến cuộc “kháng chiến thần thánh” của quốc dân VN thành tội ác “đuổi Pháp ra cửa trước, rước Tàu vào cửa sau”. Từ 1959 đến 1975, VGCS đã “đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”, biến toàn bộ VN thành thuộc địa của LX. Cuối năm 1978, VGCS “phản chủ Tàu”, theo lệnh LX đem quân đánh tay sai Tàu là Pol Pot, xâm chiếm Kampuchea, bị Tàu “giáo trừng” 13 năm. Năm 1988, LX kiệt quệ, ngưng viện trợ, khiến VGCS “lạc chủ”, phải tìm cách “chuộc tội” với “chủ Tàu”. LX sụp đổ, VGCS “thà mất nước để còn đảng”, dứt khoát bán nước cho Tàu để cầu sống sót. Tóm lại, qua 3 cuộc Chiến Tranh Đông Dương và những đợt “đấu tranh giai cấp” long trời lở đất, VGCS phải bị coi là “tội đồ” của nhân loại. Đối ngoại, cả Mỹ lẫn Tàu đều “có nợ máu” với VGCS. Đối nội, đảng VGCS dứt khoát đã thành “kẻ thù của dân tộc”. Chúng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Tuy nhiên, giặc ngoài không đáng sợ bằng “thù trong”. Bẩm sinh là “kẻ cướp”, chúng chỉ dựa vào “chủ nhân nước ngoài” mà lên ngôi quyền bính. Cơ cấu “xã hội đen trong lòng chế độ đỏ”, với cùng những nguyên nhân như ở LX, đã làm cho chế độ VGCS mục nát từ trên xuống dưới. Toàn đảng đã trở thành “kulags”. Bây giờ “chỉnh đảng” thì lấy gì làm “kiếm và lá chắn” bảo vệ chế độ. Không “chỉnh” thì còn gì là “sinh mệnh đảng”. Đảng và chế độ VGCS quả thật đã ... hết thuốc chữa.
LS Đinh Thạch Bích