16 Tháng Mười, 2024

Lễ nghi quân cách – Vị trí các lá cờ và toán quốc quân kỳ trong các nghi lễ

Toán quốc quân kỳ có khi gọi Toán hầu kỳ là một đội quân danh dự bao gồm lá các cờ quốc gia và đơn vị quân đội để tham dự buổi lễ long trọng của quốc gia hay quân đội. Nghi thức rước và tiễn toán quốc quân kỳ trước và sau lễ chào quốc kỳ phải được tôn trọng khi có sự hiện diên của toán hầu kỳ.

Lễ nghi quân cách – Vị trí các lá cờ và toán quốc quân kỳ trong các nghi lễ

Cao Chánh Cương

LTG: Người Việt Nam chúng ta có câu : “ăn xem nồi ngồi xem hướng”. Ngạn ngữ nầy cũng có thể áp dụng cho vị thế của lá quốc kỳ, cũng như các giới chức thẩm quyền tại các nghi lễ trong cộng đồng hay ngoại quốc. Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu Chỉ huy trưởng tại Trường Võ Bị Quốc gia là người rất chú trọng và nghiêm túc các thủ tục nghi lễ nầy. Vì vậy trong các môn học của chương trình huấn luyện tại trường có môn “lễ nghi quân cách” dành cho các CSVSQ tại TVBQGVN thời bấy giờ. Không gì có khó chịu khi thấy lá vị thế của lá quốc kỳ hay quan khách đặt để không chỉnh tề theo lễ nghi quân cách. Ở hải ngoại chúng tôi đã chứng kiến nhiều sự bất nhất sắp xếp vị trí các lá cờ và toán quốc quân kỳ không đúng nguyên tắc. Bài viết dựa trên nguyên tắc, truy tầm hiểu biết tự tại (có thể thiếu sót) và sẵn sàng đón nhận bổ túc cao kiến của các vị thức giả.

A. VỊ TRÍ CỦA CÁC LÁ CỜ

1. Nguyên tắc căn bản: Cánh tay PHẢI. Nếu chỉ có 2 lá cờ thì cờ bên phải quan trọng hơn bên trái (nhìn đối diện phía tay TRÁI). Từ nguyên tắc nầy vị trí các lá cờ sẽ được áp dụng.

2. Vị trí cuả các lá cờ: Tùy theo số lượng và tầm quan trọng của mỗi lá cờ.

(1) Hai (2) lá cờ : Cờ bên tay PHẢI quan trọng hơn phía bên trái (nhìn đối diện bên tay TRÁI).
(2) Ba (3) lá cờ : Lá cờ ở GIỮA quan trọng nhất, quan trọng thứ hai lá cờ bên PHẢI của lá cờ giữa, và lá cờ thứ ba bên tay TRÁI của lá cờ giữa.
(3) Bốn (4) hay nhiều lá cờ trở lên : Có 2 trường hợp.
– Cờ nội địa quốc gia: Các lá cờ được sắp xếp từ trái sang phải tùy theo tầm quan trọng của mỗi lá cờ. Thí dụ: tại Hoa Kỳ, các lá cờ sắp xếp từ trái sang phải là cờ của Mỹ USA(country), tiểu bang(state), quận hạt (county), thành phố (city), v.v.
– Cờ quốc tế: Các lá cờ được sắp xếp từ trái sang phải theo vần mẫu tự A,B,C..của mỗi quốc gia. Thí dụ: Liên Hiệp Quốc, Bộ ngoại giao v.v…

3. Kích thước lá cờ vàng (VNCH): Chiều dài = 2/3 của chiều ngang.

4. Danh dự quốc kỳ: Lá quốc kỳ cần được trưng bày, đặt để tôn trọng những nơi trang nghiêm. Các lá cờ phải di chuyển khỏi hội trường trong khi đang có dạ tiệc, dạ vũ tại buổi lễ. Trường hợp cũng cần được áp dụng với các quan khách có mang cà-vạt hình lá quốc kỳ, vào các tiệm ăn, nơi có nhảy đầm v.v. cà vạt phải tháo ra.

B. TOÁN QUỐC QUÂN KỲ VNCH

1. Sơ lược: Toán quốc quân kỳ có khi gọi Toán hầu kỳ là một đội quân danh dự bao gồm lá các cờ quốc gia và đơn vị quân đội để tham dự buổi lễ long trọng của quốc gia hay quân đội. Nghi thức rước và tiễn toán quốc quân kỳ trước và sau lễ chào quốc kỳ phải được tôn trọng khi có sự hiện diên của toán hầu kỳ. Những quân nhân được chọn phải cao ráo khỏe mạnh để tăng thêm uy nghiêm của toán quốc quân kỳ. Toán hầu kỳ tuyệt đối không nên xử dụng trong buổi lễ có tính cách thương mại, tôn giáo, tư nhân hay ngoài công lộ không có nghi lễ trang nghiêm. Toán quốc quân kỳ không tham dự nghi lễ của một đệ tam quốc gia không có lễ chào quốc kỳ VNCH.

2. Vị trí của toán quốc quân kỳ:
(1) Sắp xếp các lá cờ : Áp dụng theo nguyên tắc vị trí của các lá cờ như đã được trình bày nói trên.
(2) Vị trí toán hầu kỳ trong các nghi lễ chào cờ: Tùy theo trường hơp.

a. Bên ngoài công cộng:
(1) Địa điểm có kỳ đài hay cột cờ có lá quốc kỳ : Toán hầu kỳ luôn hướng về (xây mặt) nơi cột cờ hay kỳ đài. Tuyệt đối không “xây lưng” vào nơi có dựng cột cờ hay kỳ đài. Nguyên tắc căn bản khi có lễ chào quốc kỳ, bất cứ ai (kể cả toán quốc kỳ) và ở đâu đều phải hướng về lá quốc kỳ đang được kéo lên tại cột cờ hay kỳ đài.
(2) Có khán đài có chủ tọa buổi lễ long trọng : Toán hầu kỳ hướng mặt về khán đài nơi có vị chủ tọa buổi lễ.

b. Bên trong hội trường:
(1) Có bàn thờ tổ quốc và đại kỳ : Toán hầu kỳ hướng mặt về bàn thờ tổ quốc. Tuyệt đối không xây lưng vào bàn thờ.
(2) Không có bàn thờ Tổ quốc : Toán hầu kỳ hướng về phía hội trường có quan khách tham dự.

C. VỊ TRÍ QUAN KHÁCH

Tùy theo số lượng giới chức tham dự tại các buổi lễ (hay tại các bàn yến tiệc) vị trí sắp xếp Đi, Đứng và Ngồi, nguyên tắc áp dụng tượng tự giống như vị trí của các lá cờ như đã được trình bày ở trên. Hai thí dụ áp dụng với 3 giới chức Tổng thống (TT), Phó tổng thống(PTT) và Tổng trưởng ngoại giao (NG) được sắp xếp như sau (nhìn từ trước mặt giới chức).

– Tổng thống (TT) và Phó tổng thống PTT) : TT + PTT (nhìn đối diện trước mặt)
– Tổng thống (TT), Phó Tổng thống PTT) và Bộ trưởng ngoại giao (NG) : PTT + TT + NG (nhìn đối diện trước mặt)

Hi vọng bài viết được đóng góp phần nào hữu ích cho quí vị quan tâm.

Cao Chánh Cương