Vận động viên Olympia bị loại sau khi đưa ra thông điệp ủng hộ quyền phụ nữ
Thông điệp chính trị tại Thế vận hội đã có lịch sử lâu đời và luôn là điều khó chịu đối với
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) từ trước đến nay. Điều này lại một lần nữa xảy ra tại
Olympia Paris 2024.
Công khai đưa ra một thông điệp chính trị tại Thế vận hội đã mang lại hậu quả cho cô gái
trẻ người Afghanistan. Vận động viên môn Breaking, Manizha Talash, thi đấu cho đội
tuyển người tị nạn Afghanistan, đã bị truất quyền thi đấu tại Thế vận hội ở Paris trong buổi
biểu diễn của cô tại Place de la Concorde vào thứ Sáu (ngày 9 tháng 8 năm 2024).
Nhờ vào Internet khi mới 18 tuổi, Manizha Talash đã mê say và nhận ra đây là môn thể
thao mình sẽ theo đuổi. Đây lần đầu tiên môn Breaking xuất hiện tại Thế vận hội, cô đã
được hưởng lợi từ quy chế phổ quát (Quy chế phổ quát này được đặt ra để bảo đảm rằng
các hoạt động thể thao quốc tế được tổ chức một cách có trật tự, minh bạch và công
bằng, phù hợp với các giá trị và mục tiêu của Phong trào Olympic). Dù cô đã mang thông
điệp của mình ra công chúng, nhưng kết quả thi đấu lại không tốt: Trước khi bị truất quyền
thi đấu, cô gái 21 tuổi đã thua ngay từ vòng đầu tiên của cuộc thi trước B-Girl India từ Hoà
Lan, người sau đó xếp hạng tư.
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã sửa đổi Quy tắc 50.2 của Hiến chương Olympic tại
Tokyo: “Miễn là các hành vi không vi phạm tinh thần Olympic, không trực tiếp hay gián
tiếp chống lại con người, quốc gia, tổ chức, hoặc phẩm giá của họ, và không làm phiền
đến sự chuẩn bị của các vận động viên khác, thì có thể được chấp nhận”. Tuy nhiên, theo
IOC, trong trường hợp này, quy tắc này đã không được tuân thủ.
Chính trị chưa bao giờ hoàn toàn tách rời khỏi thể thao tại Thế vận hội. Hiện tại, Nga
không được phép tham gia do cuộc chiến tranh xâm lăng Ukraine, chỉ một số vận động
viên được thi đấu dưới màu cờ trung lập. Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong
lịch sử Thế vận hội là từ các kỳ Thế vận hội năm 1968 tại Mexico City, thể hiện sự phản
đối bất bình đẳng chủng tộc ở Hoa Kỳ. Khi đó, nhà vô địch Olympic Tommie Smith và vận
động viên đứng hạng ba John Carlos đã giơ nắm đấm lên cao để biểu tình.
Cuộc thi kết thúc sau thông điệp chính trị cho vận động viên người Afghanistan
“Free Afghan Women”, “Giải phóng phụ nữ Afghanistan” được ghi rõ ràng trên một chiếc
áo choàng màu xanh lam. Điều này vi phạm Quy tắc 50 của Hiến chương Olympic, theo
đó các biểu hiện chính trị bị cấm trong thi đấu. Vận động viên người Afghanistan đã gây
chú ý trước đó vì những lo ngại về “Sportswashing”, (là thuật ngữ dùng để chỉ việc sử
dụng các sự kiện thể thao hoặc đầu tư vào thể thao nhằm „làm đẹp“ hình ảnh và danh
tiếng của một quốc gia, chính phủ, hoặc tổ chức, đặc biệt khi họ đang đối mặt với các chỉ
trích về vi phạm nhân quyền, tham nhũng, hoặc các vấn đề đạo đức khác.)
Trần Luận