22 Tháng Một, 2025

Tiểu sử Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM (03/01/1901- 01/11/1963)

Hành động ái quốc của ông làm chấn động cả triều đình Huế và chính phủ Bảo Hộ thời đó, được nhiều người ngưỡng mộ và kính phục. Từ năm 1950 – 1953, ông du hành qua Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Bỉ và Pháp để liên tục tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam.

Ông nổi tiếng là vị quan có tài năng và đức độ. Vì thế, đến năm 1933 lúc mới 32 tuổi, ông được vua Bảo Đại bổ nhiệm vào chức Thượng Thư Bộ Lại của Triều đình Huế, một chức vụ tương tự như Thủ Tướng chính phủ ngày nay.

Tiểu sử Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình Công
Giáo danh vọng bậc nhất tại miền Trung thời đó.
Năm 1917, đậu bằng Thành Chung.
Năm 1922, ông tốt nghiệp ra trường Hậu Bổ với hạng thủ khoa.
Năm 1923, ông ra làm Tri Huyện Hương Điền, rồi Tri Phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Đến năm 1930, ông được thăng chức Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận. Lúc bấy giờ, ông chỉ mới
29 tuổi, nhưng đã nổi tiếng là vị quan có tài năng và đức độ. Vì thế, đến năm 1933 lúc mới
32 tuổi, ông được vua Bảo Đại bổ nhiệm vào chức Thượng Thư Bộ Lại của Triều đình Huế,
một chức vụ tương tự như Thủ Tướng chính phủ ngày nay.
Ở chức vụ này, ông phản đối chính sách can thiệp của người Pháp vào nội bộ của Triều
Đình Huế, và đòi thiết lập một viện Dân Biểu có thực quyền. Nhưng những đòi hỏi này
không được đáp ứng, nên ông từ chức. Hành động ái quốc của ông làm chấn động cả triều
đình Huế và chính phủ Bảo Hộ thời đó, được nhiều người ngưỡng mộ và kính phục.
Từ năm 1950 – 1953, ông du hành qua Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Bỉ và Pháp để liên tục
tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam.
Đến năm 1954, khi quân đội Pháp thất trận Điện Biên Phủ và Hiệp Định Geneva ký kết chia
đôi Việt Nam. Không khí bi quan tột cùng bao trùm trên cả nước, Quốc Trưởng Bảo Đại
khẩn thiết mời ông ra chấp chánh. Lần này, ông can đảm đứng ra nhận lãnh trách nhiệm
cứu nước, giữa tình thế bi đát gần như tuyệt vọng… Không một quan sát viên quốc tế nào
lúc bấy giờ, dù là lạc quan nhất đi nữa, dám tiên đoán Chính Phủ Diệm có thể tồn tại lâu
hơn 6 tháng. Tuy nhiên, như một phép mầu, không đầy một năm sau, ông đã biến vùng đất
hỗn loạn triền miên vì chiến tranh thành một quốc gia ổn định, có kỷ cương và luật pháp.
Ngày 26/10/1955, thể theo nguyện vọng của toàn dân, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã chính
thức tuyên cáo thành lập nền Cộng Hòa Việt Nam, và đảm nhận chức vụ Tổng Thống.
Trong suốt 9 năm cầm quyền, Tổng Thống Diệm đã thực hiện được những thành quả lớn
lao và quan trọng trên mọi lãnh vực, khiến Thủ Tướng Lý Quang Diệu của đảo quốc Tân
Gia Ba phải khâm phục.
Nhưng bất hạnh thay cho Việt Nam, đến năm 1963, vì khác biệt trong sách lược chống
cộng sản giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chính phủ Mỹ đã mua chuộc một số tướng lãnh bất
xứng làm đảo chính và sát hại Tổng Thống vào 02/11/1963. Việt Nam sau đó ngập chìm
trong hỗn loạn; để rồi, cuối cùng, bị cộng sản thôn tính vào năm 1975, mở đầu một trang sử
bi thảm nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam.

(Bài do Tiến sĩ Phạm Văn Lưu soạn)

                                                              Tổng thống đệ nhất VNCH: Ngô Đình Diệm

TỔNG THỐNG ĐỆ NHẤT VNCH: NGÔ ĐÌNH DIỆM
Ngô Đình Diệm (1901 – 1963) là một chính trị gia Việt Nam. Ông là quan nhà Nguyễn, Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.

* Về thói quen.
-Tổng Thống có lối sống đơn giản của người độc thân, kê một giường ngủ ngay cạnh văn phòng, và Tổng Thống thường ngủ tại đó. Sáng sáng Tổng Thống tham dự thánh lễ.

* Về tiền bạc.
-Tiền lương hàng tháng của Tổng Thống thì Ô. Võ Văn Hải, Bí thư đặc biệt của Tổng Thống lĩnh tiền và giữ. Tiền này thường được chi dùng cho các dịch vụ như trả tiền cơm cho Tổng thống, bà bếp đi chợ nấu ăn cho Tổng Thống và các nhân viên như: Ô Hải, các SQ tùy viên có mặt, v.v., thêm 50 đồng/ngày, và là tiền ủy lạo mỗi khi đi công cán, tặng cho binh sĩ, đơn vị và dân nghèo.

* Về ăn uống
Thực đơn của bữa điểm tâm thường là cháo trắng, hột vịt muối hay cá kho và dưa món. Bữa trưa cũng chỉ là vài cái bắp luộc với tô nước trà bự rót nước nổi bọt, xong nghỉ ngơi độ nửa giờ. Buổi tối bữa ăn nhiều chuẩn bị hơn, cố nhiên là món miền Trung, họ hàng ở Huế vẫn thường gửi đồ ăn vào cho Tổng Thống như cá kho… Bữa ăn tối nếu có người trong gia đình như các bà chị, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục thì không khí vui vẻ hơn.

Hôm nào buổi tối có dạ tiệc thết khách thì cố nhiên phải chuẩn bị thực đơn tương xứng, tuy nhiên vẫn có thức ăn thanh đạm riêng dành cho Tổng Thống được mang thêm ra.

* Trang phục.
-Quần áo của Tổng Thống do tiệm may Chya đường Lê Thánh Tôn phụ trách và cung cấp, hàng ngày Ông Ẩn lo quần áo. Không có khách thì mặc khăn đống áo dài. Nếu có khách thì Ông Ẩn nhắc và chuẩn bị cho Tổng Thống.

* Công việc.
Mỗi sáng Tổng Thống nghe Sĩ quan Tùy viên trình đọc thời khóa biểu trong ngày. Bác sĩ Bùi Kiện Tín thăm hỏi tình trạng sức khỏe của Tổng Thống.

Công việc thì do Ông Võ Văn Hải hay Ông Trần Sử trình, hay nếu quan trọng hơn thì chính Ông Phó Đổng lý Đoàn Thêm hay Ông Đổng lý Quách Tòng Đức, hay đích thân các Ông Bộ trưởng trình bầy. Tình hình Quân sự trong đêm là phần của Tham Mưu Biệt bộ.

*Vi hành.
Tổng Thống thường hay ra lệnh đột ngột đi thăm dân cho biết sự tình, đến các chợ, chùa, nhà thờ xóm đạo để tự tìm hiểu tình hình. Có những chuyến thăm Đô Thành mà không có Đô Trưởng tháp tùng.

Một lần năm 1962 sau cuộc bầu cử tổng thống lần thứ hai Tổng Thống thức dậy lúc 5 giờ sáng, gọi Anh Lê Châu Lộc và tỏ ý muốn đến thăm Chùa Ấn Quang để cám ơn quí vị trụ trì đã tham dự cuộc bầu cử vừa qua. Tổng Thống muốn cuộc đi thăm này “không chính thức, tự nhiên, đơn giản, và thân mật”.
Tổng Thống muốn đi sớm để tránh nạn kẹt xe cho Đô Thành. Tổng Thống chỉ thị cho Lộc “Anh lái xe, một xe theo sau là đủ rồi”. Cố nhiên vì an ninh cho Tổng Thống, Đại úy Lộc phải chuẩn bị đầy đủ để bảo đảm an toàn cho Tổng Thống.

Đoàn xe đến chùa có xe Cảnh sát Đô Thành đi đầu không đèn chớp, không còi hụ, tiếp theo là xe Tổng Thống, có Tham Mưu Biệt Bộ và Sĩ quan Tùy viên Lê Châu Lộc, sau cùng là xe hộ tống.
Đến Chùa thì thấy các thầy đã xếp hàng nghênh đón hai bên từ cổng vào.
Tổng Thống ngạc nhiên về sự tiếp đón này và vào trước cửa thiền viện ngỏ lời cám ơn, thăm hỏi các tăng ni hiện diện.

Tổng Thống quan tâm đến việc đào tạo các cán bộ của đạo, muốn hệ thống hóa thành một tổ chức qui củ, phát triển hữu hiệu.
Nhân dịp, hòa thượng Thích Quảng Liên đến chào Tổng Thống và cám ơn vì đã được Tổng Thống đặc biệt gửi đi học Tiến Sĩ Giáo dục tại Michigan State University. (Thượng tọa sau này làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bồ Đề tại Cầu Ông Lãnh Sài Gòn).
Một hòa thượng khác nói với Tổng Thống: ”Chúng tôi buồn Tổng Thống…!
Tổng Thống quay lại hỏi:”Chuyện chi mà buồn”.
Hòa thượng nói: Tổng Thống có tin vui mà không chia sẻ cho mọi người, chúng tôi còn biết năm 1959 Tổng Thống đã dành tiền thưởng 10.000.00 của Tổng Thống khi đoạt giải Massasay làm qùa tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tổng Thống chậm rãi giải thích: ”Ừ, tôi đâu có dùng tiền nên biếu Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng vào việc cần”.
Có những việc Tổng Thống đã làm trong kín nhiệm, chính Tổng Thống muốn như vậy.

Thế có bao giờ Tổng Thống tỏ ra không bằng lòng không ?.
Có chứ giận dữ là đàng khác. Hôm đó Tổng Thống đi kinh lý tỉnh Kiến Tường, khi đáp xuống phi trường thì đã có dân chúng đứng chờ đón Tổng Thống, nhưng vì thấy chung quanh toàn lá cờ Công Giáo La Mả, Tổng Thống lệnh không xuống quay trở về Sài Gòn. Tổng thống giận cầm cây cane dộng xuống sàn máy bay rầm rầm và nói: ”Đây đâu có phải Vatican?”.
Tuy nhiên chỉ ít phút sau, Ông Tỉnh Trưởng nhận lỗi vì không kiểm soát nên sự việc đã xẩy ra, 15 phút sau các lá cờ Công giáo La Mã được thay thế bằng lá cờ quốc gia, cũng như biết dân chúng đã đứng chờ đón Tổng Thống từ sáng sớm nên Tổng Thống đã hết giận và xuống máy bay.

(trích lời kể của pháo thủ Lê châu Lộc – sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm từ 1959 cho đến khi chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, 1.11.1963)

(Nguồn Quân sử Việt Nam Cộng Hòa)