Sau lần bán được một lô máy bay chiến đấu và bom đạn để chính phủ tiêu diệt phe nổi loạn ở một nước Phi Châu, Pietro Chiocca đã tận mắt chứng kiến những cảnh khủng khiếp do vũ khí gây ra, ông giật mình nhận thức về sự hủy diệt của những món hàng mà mình đang bán.
Trương Văn Dân – Khi còn chiến tranh là còn hy vọng
“Hiện thực của chúng ta chỉ có một phần tư là bi thảm, còn lại là hài . Cho nên chúng ta có thể cười trên tất cả” . Alberto Sordi.
“Khi còn chiến tranh là còn hy vọng” là tựa một bộ phim (1974, Ý ) do đạo diễn Alberto Sordi và cũng là diễn viên đóng vai một kẻ buôn vũ khí cho các nhà độc tài thuộc thế giới thứ ba.
Với một tựa phim khiêu khích như thế, nghe qua thật là phản đạo lý, nhưng nếu ngẫm nghĩ thì chuyện phim hoàn toàn đúng và phản ảnh thực tế một cách sâu sắc. Ngày nào mà chúng ta không nghe những thiên phóng sự chiến tranh ở một nơi nào đó trên thế giới, và điều này nhắc chúng ta phải tự hỏi tại sao có chiến tranh và người ta gây chiến tranh để làm gì?
À, mà để làm gì nhỉ? Nó có ích gì, cho ai?
Câu trả lời có thể có mang nhiều màu sắc khác nhau, nhưng đạo diễn Alberto Sordi giải thích “Tôi chỉ là một nhà bi hài kịch chứ không phải là một triết gia nên sẽ cung cấp cho khán giả một câu trả lời về chiến tranh hoàn toàn khác với những gì mà các nhà tư tưởng, các nhà sử học hay báo chí cung cấp.” Và ông đã can đảm giữ vai một vai chính mà không ai muốn khi dựng lên một nhân vật như Pietro Chiocca gây nhiều tranh luận
Sơ lược chuyện phim
Pietro Chiocca, một nhân viên bán máy bơm nước ở thành phố Milano, do một tình cờ nên đã trở thành nhân viên bán hàng cấp cao tại nhà máy Panaexport, chuyên sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh.
Do công việc đòi hỏi nên ông phải liên tục bay từ nước này sang nước khác, trên nhiều lục địa khác nhau để bán những công cụ giết người cho phe nào cần đến. Mặt hàng của ông đa dạng, từ vũ khí cá nhân, bom, lựu đạn đến xe tăng, máy bay chiến đấu… nên có thể đáp ứng mọi nhu cầu.
Ông dành nhiều thời gian để làm việc ở các nước thuộc thế giới thứ ba, đang bị xâu xé và tàn phá bởi những cuộc tranh chấp, nổi dậy hay bạo loạn.
Châm ngôn của ông “ Nếu các bạn có một cuộc cách mạng hay một cuộc nội chiến thì công ty Panaexport sẽ giải quyết giùm bạn”. Sau khi mua được một lô vũ khí nhẹ từ quân đội Pháp và nhờ tài hối lộ ông đã chiến thắng cuộc đấu thầu cung cấp vũ khí cho một nước ở Phi Châu và cuối cùng đã gạt bỏ các các đối thủ và được một chủ tàu ở Montecarlo tin dùng và trọng dụng. Lương càng ngày càng cao nhờ công việc siêu lợi nhuận nên gia đình ông, vốn đã giàu càng giàu thêm. Từ một căn nhà ở trung tâm thành phố Milano, ông chuyển về một biệt thự xinh đẹp và lộng lẫy nằm giữa rừng cây xanh ở vùng Brianza. Nơi ở mới có đầy đủ mọi thứ tiện nghi từ hồ bơi đến sân golf và các khu giải trí vui chơi mà trước đây dù có nằm mơ ông cũng không bao giờ dám nghĩ đến. Pietro Chiocca đã thật sự làm hài lòng vợ mình, từng quen với nếp sống giàu sang, luôn mơ có một mức sống càng ngày càng cao.
Sau lần bán được một lô máy bay chiến đấu và bom đạn để chính phủ tiêu diệt phe nổi loạn ở một nước Phi Châu, Pietro Chiocca đã tận mắt chứng kiến những cảnh khủng khiếp do vũ khí gây ra, ông giật mình nhận thức về sự hủy diệt của những món hàng mà mình đang bán. Thế nhưng khi trả lời về câu hỏi tại sao anh bán vũ khí chết người này thì Pietro Chiocca đã lạnh lùng ngụy biện trả lời: “Ông thấy cây súng này không? Nó không tốt, cũng chẳng xấu. Và tôi bán cho ông như vậy. Chính ông mới là người quyết định dùng nó như thế nào! Tôi không làm chính trị ” .
Trở về nhà, sau khi đọc được tin là một tên nhà báo bí ẩn và có thái độ mập mờ trước đó đã giúp ông bán một lô vũ khí cũ … đã tung một thiên phóng sự về cú áp phe này lên trang đầu tờ nhật báo Corriere della Sera với các tựa thật giật gân “ Tôi đã gặp một tên buôn xác chết”, “Con rắn hổ mang và các nạn nhân”… và bắt đầu từ ngày ấy ông bị các thành viên trong gia đình phẫn nộ và coi thường.
Trước sự hổ thẹn và nhục nhã của những người thân do công việc bẩn thỉu và tàn ác của mình Pietro Chiocca đành phải nhượng bộ và tuyên bố là từ nay sẽ quay lại công việc lương thiện, bán máy bơm như trước.
Trước quyết định bất ngờ của ông, các thành viên trong gia đình bị dồn vào một tình huống phải từ bỏ đời sống tiện nghi và xa hoa nên cuối cùng họ nhắm mắt để quên đi nguồn gốc của số tiền kiếm được: Họ khuyên ông nên tiếp tục bán vũ khí…
Từ xa xưa loài người đã tạo nên một mô thức sinh tồn “ Cái chết của mày là sự sống của tao” y hệt trong các khu rừng nguyên thủy khi các loài khỉ tranh nhau hoa quả và cho đó là con đường duy nhất để noi theo. Thế giới phương Tây phát triển đã dùng các phương tiện chiến tranh để cướp bóc trên toàn thế giới. Nghệ thuật, văn hóa, kỹ thuật, mức sống cao cấp… đều nhờ mô hình cướp đoạt của cải ở thuộc địa. Những đế quốc vĩ đại một thời xuất hiện: Vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Chính sách nô lệ và bóc lột chính là sản phẩm con đẻ của các đế quốc. Và cứ thế các cuộc chiến tranh cứ thế xảy ra.
Hiện nay nhằm tránh tổn thất và thiệt hại về nhân mạng, lớp tư bản sáng tạo ra một chiến lược mới gọi là chiến tranh uỷ thác (proxy wars), tương tự như khái niệm kinh tế về sản xuất gia công “outsourcing”: Cốt lõi của chính sách này là để bọn lãnh đạo địa phương hưởng một phần quyền lợi nhỏ. Bù lại, chúng sẽ cai quản và thay thế mình trong việc tận thu lợi nhuận. Sự chuyển giao tội ác là một bước đi vô cùng thông minh và thâm độc và đến nay hầu như là vô phương chống lại.
Nhưng mấy ai biết là vì sao khi còn chiến tranh thì chúng ta còn hy vọng! Hy vọng là hy vọng của kẻ mạnh, để tiếp tục hưởng thụ những tiện nghi theo tiêu chuẩn đời sống rất cao và không bao giờ nghĩ đến việc chia sẻ một phần nhỏ cho phần còn lại của thế giới. Xã hội phương Tây,và nay cả thé giới, luôn tìm mọi cơ hội để vinh danh một nền văn hóa quyền lực và thông qua các nhóm mafia lợi ích để duy trì độc quyền thăng thưởng bằng nhiều cách. Nói khác đi, một “bộ phận không nhỏ” đang sống trên/bằng cái chết của đồng loại. Đơn giản là xem kẻ nào nằm bên kia chiến tuyến là kẻ tử thù hay là kẻ thù tiềm năng, bất kỳ kẻ đó là người da đen, da vàng, theo đạo Hồi, đạo Phật hay chỉ đơn giản là ông hàng xóm…Tất cả những thứ đó “ta” không cần quan tâm vì rằng “cái chết” của họ là sự sống của “ta”. Và đó là hệ thống điên loạn mà loài người đang hít thở.
Những mâu thuẫn, đấu tranh, xung đột giữa con người với nhau lúc nào, thời đại nào cũng cực kỳ căng thẳng. Khi xem lại bộ phim, tôi nghĩ là nó đã nói lên tấn bi kịch của loài người. Nó kể lại một câu chuyện mà “ai cũng biết” nhưng đều giả lơ như không nhìn thấy. Vì biết mà không thể thoát ra, sợ hạ thấp mức sống đang thụ hưởng, cố quên đi cái giá rất đắt mà những kẻ yếu đuối và vô tội đang phải trả cho/vì chúng ta. Lòng ích kỷ, tham lam đã không cho phép chúng ta từ bỏ một cuộc sống xa hoa,…dù biết là để giữ mức sống đó, chúng ta đang tước đoạt quyền sống của những kẻ yếu đuối hay vô tội.
Một quốc gia (hay con người) quyền lực và giàu có luôn tìm cách bôi trơn các guồng máy cần thiết để nắm giữ quyền hành và mức sống cao, bất bình đẳng; ở phía khác là những quốc gia (hay con người) lạc hậu, nghèo đói phải tiếp tục chịu đựng những phiền toái kinh tế áp đặt bởi kẻ mạnh. Tình trạng này có khác gì chuyện một nhóm khỉ xảo trá và hung hăng, luôn chiếm đoạt và nắm giữ hầu hết trái cây, xem như chiến lợi phẩm trong khu rừng nguyên sinh. Lòng tham của con người làm lu mờ trí tuệ. Trong mọi thời đại sự giáo dục và nền văn minh của loài người thiếu hẳn một chữ Tâm. Kết quả là con người trở nên ích kỷ, hiếu thắng, nhìn nhau như đối thủ, chỉ muốn tìm cách vượt lên trên người khác… nên cuối cùng đi vào ngõ cụt, hầu như ai cũng thụ động chấp nhận một mô hình xã hội mà trong đó máu, khủng bố và bạo lực đều có đủ.
Lòng tham vô cùng đáng sợ! Từ tham ăn, tham tiền đến ham muốn quyền lực… Những thứ đó dẫn đến những hành vi chiếm đoạt, đẩy hàng ngàn, hàng triệu người khác vào cảnh bần cùng: Giới chủ bóc lột thậm tệ người lao động; Doanh nhân triển khai những dự án đầu tư, xây dựng bất chấp việc môi trường bị hủy hoại; Giới kinh doanh ở những cường quốc gây sức ép với chính phủ để mở rộng những quan hệ làm ăn với các quốc gia độc tài, giúp duy trì những chế độ phản động thối nát. Lòng tham làm cho quan chức sẵn sàng hút máu dân và tìm mọi cách duy trì hệ thống cai trị, bất kể là tàn phá đất nước, đẩy nhân dân đến cảnh lầm than…
Nếu hôm nay chúng ta nghĩ đến các loại vũ khí của ISIS hay của các mặt trận Nga- Mỹ Âu Châu hay với bất cứ nơi nào trên thế giới, nơi đâu cũng có những mầm móng chiến tranh, thì rất dễ hiểu là tất cả các cuộc chiến tranh hiện tại và trong thế kỷ vừa qua đều là nguồn thu nhập kếch sù của các nhóm bán/mua/ sản xuất vũ khí.
Trong chuyện này, thực ra không có ai là vô can. Và chúng ta hãy nhớ rằng, bất kỳ người dân đóng thuế nào cũng vô tình hay cố ý tạo dựng nên xã hội này thì cũng chính là họ đang cung cấp tài chánh để tạo các cuộc chiến tranh, dù họ không đồng ý, hay chẳng có quyền quyết định, nhưng, trong trường hợp nào thì tiền thuế của họ cũng được phục vụ cho mục đích gây chiến và tạo điều kiện cho một nhóm người hái quả và hưởng thụ. Đây chính là mô hình mà phương Tây gọi là tiên tiến và như vậy “khi còn chiến tranh là còn hy vọng” là đúng với toan tính đó.
“Bởi vì, hãy nhìn xem…Kẻ tạo ra chiến tranh không chỉ là những người sản xuất vũ khí hay những kẻ bay từ Đông sang Tây để chào hàng, mua bán.. mà những người như vợ con trong cái gia đình này, đều muốn, muốn, và muốn, tham lam không bao giờ bằng lòng với những gì mình có: Biệt thự, lâu đài, xe sang, những lễ hội, ngựa đẹp, du thuyền, nhẫn, vòng tay, dây chuyền, áo lông thú… và tất cả những thứ mà các người ước ao đều rất đắt tiền! Và để có nhiều tiền thì cần phải cướp bóc và tước đoạt… đó chính là lý do mà người ta tạo ra các cuộc chiến tranh.” Đó là độc thoại của Pietro Chiocca trong đoạn cuối của phim. Nó là tiếng gào tuyệt vọng của con người bị mắc bẫy bởi lòng tham, vô minh và điên loạn.
Bộ phim này được trình chiếu lần đầu tiên vào năm 1974, nhưng đến nay vẫn còn nguyên tính hiện thực, như thể cũng vừa mới chiếu vào năm 1985, 1998 hay 2016. Phim kể câu chuyện xảy ra ở lục địa Phi Châu nhưng cũng có thể là ở bất kỳ một nơi nào trên thế giới. Một thế giới bị chia cắt và xâu xé bởi chiến tranh, cách mạng hay nổi loạn, trong đó những tranh chấp quyền lợi tạo nên hận thù, chủng tộc, tôn giáo… để giúp mở rộng thị phần, tìm những vùng đất mới để xâm lăng bằng hàng hóa hay mua chuộc các chính phủ tham nhũng, đồng lõa cho việc chiếm đoạt bởi các thế lực ngân hàng và một chính phủ siêu mạnh toàn cầu.
Một thứ ánh sáng cuối đường hầm dường như chưa có. Trái lại, những tháng năm hiện nay còn cho thấy là viễn tượng đen tối sẽ bao trùm cả hành tinh một cách tệ hại chưa từng có. Đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu nào để chứng tỏ loài người có thể thoát khỏi những bi kịch mà chỉ thấy dường như loài sinh vật này chỉ có phần con, phần người bị che khuất nên sẽ không bao giờ thoát khỏi thảm họa, thậm chí đang đi đến bờ vực diệt vong?
Kết :
Để kết thúc bài viết, bây giờ chúng ta hãy xem và nghe tiếp đoạn đối thoại cuối phim.
Cả gia đình ngồi trong phòng khách. Bà vợ Silvia giận dữ chỉ tay lên bàn có đặt mấy tờ báo tố cáo chồng mình là kẻ buôn vũ khí.
- Anh thấy chưa? Tôi là vợ của một người gieo rắc chết chóc!
- Còn con là con gái của con rắn hổ mang!
Pietro Chiocca nhìn vợ :
- Sao em có thái độ lạ vậy? Em thừa biết công việc của anh mà!
- Trước chỉ mình em biết. Nhưng bây giờ mọi người đều biết! Cả nước Ý đều biết!Có người gặp em không thèm chào. Có người biết em gọi điện không trả lời.
- Còn con đi học bị bạn bè mắng: Ba mầy là con heo. Sống trên xương máu người da đen. Nếu con biết nguồn tiền này từ đâu thì con sẽ không cần. Nhục quá!
- Vậy bây giờ các người muốn gì? Ba phải làm gì?
- Đổi nghề đi!
- Được rồi.! Ba không buồn. Mà còn cảm ơn vợ và các con đã nói những lời tốt đẹp. Ba yêu thương các con nhiều hơn trước. Bây giờ ba nói thêm là công việc này rất nhọc mệt và nguy hiểm. Điều này ba chưa từng nói. Ba đã rất mệt mỏi. Ba cũng không muốn tiếp tục công việc này. Ba đã thấy sự chết chóc, tan hoang… và nếu em và các con có thấy thì cũng sẽ kinh tởm như thế. Được! Cả gia đình đều muốn vậy thì ba sẽ trở lại nghề cũ. Bán máy bơm nước. Đơn giản, lương thiện. Mỗi tháng chúng ta đều có một ít tiền và chúng ta có thể sống.
Nhưng nhớ rằng chúng ta không bao giờ có thể sống như hiện nay. Không! Phải từ bỏ cuộc sống xa hoa.
Bây giờ ba mệt lắm rồi. Ba cần ngủ ít nhất 1 giờ. Nếu không có gì thay đổi thì chiều nay ba có chuyến bay lúc 17h10. Để vận chuyển một ít bom và 70 nghìn cây súng máy. Vậy thì cả nhà này hãy quyết định đi. Những lời lẽ vừa rồi ba đều đồng ý hết. Bây giờ em và các con quyết định nhé. Anh đi ngủ đây. Nếu em và các con muốn anh bán máy bơm thì để anh ngủ đến sáng mai. Còn nếu muốn anh tiếp tục bán vũ khí thì đánh thức anh dậy sau 1 giờ. Chính xác là 15h30.
…….
Đang ngủ ngon… thì cô hầu phòng lên đánh thức Pietro dậy. Cô nói là làm theo lệnh bà chủ.
- Ủa, mấy giờ rồi?
- Bà bảo cháu đánh thức ông 15 phút trước giờ ông dặnvì sợ ông đi trễ.
Pietro uể oải rửa mặt thay đồ rồi bước xuống . Trong phòng khách trống rỗng không có một ai. Vừa lúc đó ông nhìn thấy các tờ báo tố cáo mình buôn vũ khí đang bốc cháy trong lò sưởi.
TVD
Trương Văn Dân – Khi còn chiến tranh là còn hy vọng
“Hiện thực của chúng ta chỉ có một phần tư là bi thảm, còn lại là hài . Cho nên chúng ta có thể cười trên tất cả” . Alberto Sordi.
“Khi còn chiến tranh là còn hy vọng” là tựa một bộ phim (1974, Ý ) do đạo diễn Alberto Sordi và cũng là diễn viên đóng vai một kẻ buôn vũ khí cho các nhà độc tài thuộc thế giới thứ ba.
Với một tựa phim khiêu khích như thế, nghe qua thật là phản đạo lý, nhưng nếu ngẫm nghĩ thì chuyện phim hoàn toàn đúng và phản ảnh thực tế một cách sâu sắc. Ngày nào mà chúng ta không nghe những thiên phóng sự chiến tranh ở một nơi nào đó trên thế giới, và điều này nhắc chúng ta phải tự hỏi tại sao có chiến tranh và người ta gây chiến tranh để làm gì?
À, mà để làm gì nhỉ? Nó có ích gì, cho ai?
Câu trả lời có thể có mang nhiều màu sắc khác nhau, nhưng đạo diễn Alberto Sordi giải thích “Tôi chỉ là một nhà bi hài kịch chứ không phải là một triết gia nên sẽ cung cấp cho khán giả một câu trả lời về chiến tranh hoàn toàn khác với những gì mà các nhà tư tưởng, các nhà sử học hay báo chí cung cấp.” Và ông đã can đảm giữ vai một vai chính mà không ai muốn khi dựng lên một nhân vật như Pietro Chiocca gây nhiều tranh luận
Sơ lược chuyện phim
Pietro Chiocca, một nhân viên bán máy bơm nước ở thành phố Milano, do một tình cờ nên đã trở thành nhân viên bán hàng cấp cao tại nhà máy Panaexport, chuyên sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh.
Do công việc đòi hỏi nên ông phải liên tục bay từ nước này sang nước khác, trên nhiều lục địa khác nhau để bán những công cụ giết người cho phe nào cần đến. Mặt hàng của ông đa dạng, từ vũ khí cá nhân, bom, lựu đạn đến xe tăng, máy bay chiến đấu… nên có thể đáp ứng mọi nhu cầu.
Ông dành nhiều thời gian để làm việc ở các nước thuộc thế giới thứ ba, đang bị xâu xé và tàn phá bởi những cuộc tranh chấp, nổi dậy hay bạo loạn.
Châm ngôn của ông “ Nếu các bạn có một cuộc cách mạng hay một cuộc nội chiến thì công ty Panaexport sẽ giải quyết giùm bạn”. Sau khi mua được một lô vũ khí nhẹ từ quân đội Pháp và nhờ tài hối lộ ông đã chiến thắng cuộc đấu thầu cung cấp vũ khí cho một nước ở Phi Châu và cuối cùng đã gạt bỏ các các đối thủ và được một chủ tàu ở Montecarlo tin dùng và trọng dụng. Lương càng ngày càng cao nhờ công việc siêu lợi nhuận nên gia đình ông, vốn đã giàu càng giàu thêm. Từ một căn nhà ở trung tâm thành phố Milano, ông chuyển về một biệt thự xinh đẹp và lộng lẫy nằm giữa rừng cây xanh ở vùng Brianza. Nơi ở mới có đầy đủ mọi thứ tiện nghi từ hồ bơi đến sân golf và các khu giải trí vui chơi mà trước đây dù có nằm mơ ông cũng không bao giờ dám nghĩ đến. Pietro Chiocca đã thật sự làm hài lòng vợ mình, từng quen với nếp sống giàu sang, luôn mơ có một mức sống càng ngày càng cao.
Sau lần bán được một lô máy bay chiến đấu và bom đạn để chính phủ tiêu diệt phe nổi loạn ở một nước Phi Châu, Pietro Chiocca đã tận mắt chứng kiến những cảnh khủng khiếp do vũ khí gây ra, ông giật mình nhận thức về sự hủy diệt của những món hàng mà mình đang bán. Thế nhưng khi trả lời về câu hỏi tại sao anh bán vũ khí chết người này thì Pietro Chiocca đã lạnh lùng ngụy biện trả lời: “Ông thấy cây súng này không? Nó không tốt, cũng chẳng xấu. Và tôi bán cho ông như vậy. Chính ông mới là người quyết định dùng nó như thế nào! Tôi không làm chính trị ” .
Trở về nhà, sau khi đọc được tin là một tên nhà báo bí ẩn và có thái độ mập mờ trước đó đã giúp ông bán một lô vũ khí cũ … đã tung một thiên phóng sự về cú áp phe này lên trang đầu tờ nhật báo Corriere della Sera với các tựa thật giật gân “ Tôi đã gặp một tên buôn xác chết”, “Con rắn hổ mang và các nạn nhân”… và bắt đầu từ ngày ấy ông bị các thành viên trong gia đình phẫn nộ và coi thường.
Trước sự hổ thẹn và nhục nhã của những người thân do công việc bẩn thỉu và tàn ác của mình Pietro Chiocca đành phải nhượng bộ và tuyên bố là từ nay sẽ quay lại công việc lương thiện, bán máy bơm như trước.
Trước quyết định bất ngờ của ông, các thành viên trong gia đình bị dồn vào một tình huống phải từ bỏ đời sống tiện nghi và xa hoa nên cuối cùng họ nhắm mắt để quên đi nguồn gốc của số tiền kiếm được: Họ khuyên ông nên tiếp tục bán vũ khí…
Từ xa xưa loài người đã tạo nên một mô thức sinh tồn “ Cái chết của mày là sự sống của tao” y hệt trong các khu rừng nguyên thủy khi các loài khỉ tranh nhau hoa quả và cho đó là con đường duy nhất để noi theo. Thế giới phương Tây phát triển đã dùng các phương tiện chiến tranh để cướp bóc trên toàn thế giới. Nghệ thuật, văn hóa, kỹ thuật, mức sống cao cấp… đều nhờ mô hình cướp đoạt của cải ở thuộc địa. Những đế quốc vĩ đại một thời xuất hiện: Vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Chính sách nô lệ và bóc lột chính là sản phẩm con đẻ của các đế quốc. Và cứ thế các cuộc chiến tranh cứ thế xảy ra.
Hiện nay nhằm tránh tổn thất và thiệt hại về nhân mạng, lớp tư bản sáng tạo ra một chiến lược mới gọi là chiến tranh uỷ thác (proxy wars), tương tự như khái niệm kinh tế về sản xuất gia công “outsourcing”: Cốt lõi của chính sách này là để bọn lãnh đạo địa phương hưởng một phần quyền lợi nhỏ. Bù lại, chúng sẽ cai quản và thay thế mình trong việc tận thu lợi nhuận. Sự chuyển giao tội ác là một bước đi vô cùng thông minh và thâm độc và đến nay hầu như là vô phương chống lại.
Nhưng mấy ai biết là vì sao khi còn chiến tranh thì chúng ta còn hy vọng! Hy vọng là hy vọng của kẻ mạnh, để tiếp tục hưởng thụ những tiện nghi theo tiêu chuẩn đời sống rất cao và không bao giờ nghĩ đến việc chia sẻ một phần nhỏ cho phần còn lại của thế giới. Xã hội phương Tây,và nay cả thé giới, luôn tìm mọi cơ hội để vinh danh một nền văn hóa quyền lực và thông qua các nhóm mafia lợi ích để duy trì độc quyền thăng thưởng bằng nhiều cách. Nói khác đi, một “bộ phận không nhỏ” đang sống trên/bằng cái chết của đồng loại. Đơn giản là xem kẻ nào nằm bên kia chiến tuyến là kẻ tử thù hay là kẻ thù tiềm năng, bất kỳ kẻ đó là người da đen, da vàng, theo đạo Hồi, đạo Phật hay chỉ đơn giản là ông hàng xóm…Tất cả những thứ đó “ta” không cần quan tâm vì rằng “cái chết” của họ là sự sống của “ta”. Và đó là hệ thống điên loạn mà loài người đang hít thở.
Những mâu thuẫn, đấu tranh, xung đột giữa con người với nhau lúc nào, thời đại nào cũng cực kỳ căng thẳng. Khi xem lại bộ phim, tôi nghĩ là nó đã nói lên tấn bi kịch của loài người. Nó kể lại một câu chuyện mà “ai cũng biết” nhưng đều giả lơ như không nhìn thấy. Vì biết mà không thể thoát ra, sợ hạ thấp mức sống đang thụ hưởng, cố quên đi cái giá rất đắt mà những kẻ yếu đuối và vô tội đang phải trả cho/vì chúng ta. Lòng ích kỷ, tham lam đã không cho phép chúng ta từ bỏ một cuộc sống xa hoa,…dù biết là để giữ mức sống đó, chúng ta đang tước đoạt quyền sống của những kẻ yếu đuối hay vô tội.
Một quốc gia (hay con người) quyền lực và giàu có luôn tìm cách bôi trơn các guồng máy cần thiết để nắm giữ quyền hành và mức sống cao, bất bình đẳng; ở phía khác là những quốc gia (hay con người) lạc hậu, nghèo đói phải tiếp tục chịu đựng những phiền toái kinh tế áp đặt bởi kẻ mạnh. Tình trạng này có khác gì chuyện một nhóm khỉ xảo trá và hung hăng, luôn chiếm đoạt và nắm giữ hầu hết trái cây, xem như chiến lợi phẩm trong khu rừng nguyên sinh. Lòng tham của con người làm lu mờ trí tuệ. Trong mọi thời đại sự giáo dục và nền văn minh của loài người thiếu hẳn một chữ Tâm. Kết quả là con người trở nên ích kỷ, hiếu thắng, nhìn nhau như đối thủ, chỉ muốn tìm cách vượt lên trên người khác… nên cuối cùng đi vào ngõ cụt, hầu như ai cũng thụ động chấp nhận một mô hình xã hội mà trong đó máu, khủng bố và bạo lực đều có đủ.
Lòng tham vô cùng đáng sợ! Từ tham ăn, tham tiền đến ham muốn quyền lực… Những thứ đó dẫn đến những hành vi chiếm đoạt, đẩy hàng ngàn, hàng triệu người khác vào cảnh bần cùng: Giới chủ bóc lột thậm tệ người lao động; Doanh nhân triển khai những dự án đầu tư, xây dựng bất chấp việc môi trường bị hủy hoại; Giới kinh doanh ở những cường quốc gây sức ép với chính phủ để mở rộng những quan hệ làm ăn với các quốc gia độc tài, giúp duy trì những chế độ phản động thối nát. Lòng tham làm cho quan chức sẵn sàng hút máu dân và tìm mọi cách duy trì hệ thống cai trị, bất kể là tàn phá đất nước, đẩy nhân dân đến cảnh lầm than…
Nếu hôm nay chúng ta nghĩ đến các loại vũ khí của ISIS hay của các mặt trận Nga- Mỹ Âu Châu hay với bất cứ nơi nào trên thế giới, nơi đâu cũng có những mầm móng chiến tranh, thì rất dễ hiểu là tất cả các cuộc chiến tranh hiện tại và trong thế kỷ vừa qua đều là nguồn thu nhập kếch sù của các nhóm bán/mua/ sản xuất vũ khí.
Trong chuyện này, thực ra không có ai là vô can. Và chúng ta hãy nhớ rằng, bất kỳ người dân đóng thuế nào cũng vô tình hay cố ý tạo dựng nên xã hội này thì cũng chính là họ đang cung cấp tài chánh để tạo các cuộc chiến tranh, dù họ không đồng ý, hay chẳng có quyền quyết định, nhưng, trong trường hợp nào thì tiền thuế của họ cũng được phục vụ cho mục đích gây chiến và tạo điều kiện cho một nhóm người hái quả và hưởng thụ. Đây chính là mô hình mà phương Tây gọi là tiên tiến và như vậy “khi còn chiến tranh là còn hy vọng” là đúng với toan tính đó.
“Bởi vì, hãy nhìn xem…Kẻ tạo ra chiến tranh không chỉ là những người sản xuất vũ khí hay những kẻ bay từ Đông sang Tây để chào hàng, mua bán.. mà những người như vợ con trong cái gia đình này, đều muốn, muốn, và muốn, tham lam không bao giờ bằng lòng với những gì mình có: Biệt thự, lâu đài, xe sang, những lễ hội, ngựa đẹp, du thuyền, nhẫn, vòng tay, dây chuyền, áo lông thú… và tất cả những thứ mà các người ước ao đều rất đắt tiền! Và để có nhiều tiền thì cần phải cướp bóc và tước đoạt… đó chính là lý do mà người ta tạo ra các cuộc chiến tranh.” Đó là độc thoại của Pietro Chiocca trong đoạn cuối của phim. Nó là tiếng gào tuyệt vọng của con người bị mắc bẫy bởi lòng tham, vô minh và điên loạn.
Bộ phim này được trình chiếu lần đầu tiên vào năm 1974, nhưng đến nay vẫn còn nguyên tính hiện thực, như thể cũng vừa mới chiếu vào năm 1985, 1998 hay 2016. Phim kể câu chuyện xảy ra ở lục địa Phi Châu nhưng cũng có thể là ở bất kỳ một nơi nào trên thế giới. Một thế giới bị chia cắt và xâu xé bởi chiến tranh, cách mạng hay nổi loạn, trong đó những tranh chấp quyền lợi tạo nên hận thù, chủng tộc, tôn giáo… để giúp mở rộng thị phần, tìm những vùng đất mới để xâm lăng bằng hàng hóa hay mua chuộc các chính phủ tham nhũng, đồng lõa cho việc chiếm đoạt bởi các thế lực ngân hàng và một chính phủ siêu mạnh toàn cầu.
Một thứ ánh sáng cuối đường hầm dường như chưa có. Trái lại, những tháng năm hiện nay còn cho thấy là viễn tượng đen tối sẽ bao trùm cả hành tinh một cách tệ hại chưa từng có. Đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu nào để chứng tỏ loài người có thể thoát khỏi những bi kịch mà chỉ thấy dường như loài sinh vật này chỉ có phần con, phần người bị che khuất nên sẽ không bao giờ thoát khỏi thảm họa, thậm chí đang đi đến bờ vực diệt vong?
Kết :
Để kết thúc bài viết, bây giờ chúng ta hãy xem và nghe tiếp đoạn đối thoại cuối phim.
Cả gia đình ngồi trong phòng khách. Bà vợ Silvia giận dữ chỉ tay lên bàn có đặt mấy tờ báo tố cáo chồng mình là kẻ buôn vũ khí.
- Anh thấy chưa? Tôi là vợ của một người gieo rắc chết chóc!
- Còn con là con gái của con rắn hổ mang!
Pietro Chiocca nhìn vợ :
- Sao em có thái độ lạ vậy? Em thừa biết công việc của anh mà!
- Trước chỉ mình em biết. Nhưng bây giờ mọi người đều biết! Cả nước Ý đều biết!Có người gặp em không thèm chào. Có người biết em gọi điện không trả lời.
- Còn con đi học bị bạn bè mắng: Ba mầy là con heo. Sống trên xương máu người da đen. Nếu con biết nguồn tiền này từ đâu thì con sẽ không cần. Nhục quá!
- Vậy bây giờ các người muốn gì? Ba phải làm gì?
- Đổi nghề đi!
- Được rồi.! Ba không buồn. Mà còn cảm ơn vợ và các con đã nói những lời tốt đẹp. Ba yêu thương các con nhiều hơn trước. Bây giờ ba nói thêm là công việc này rất nhọc mệt và nguy hiểm. Điều này ba chưa từng nói. Ba đã rất mệt mỏi. Ba cũng không muốn tiếp tục công việc này. Ba đã thấy sự chết chóc, tan hoang… và nếu em và các con có thấy thì cũng sẽ kinh tởm như thế. Được! Cả gia đình đều muốn vậy thì ba sẽ trở lại nghề cũ. Bán máy bơm nước. Đơn giản, lương thiện. Mỗi tháng chúng ta đều có một ít tiền và chúng ta có thể sống.
Nhưng nhớ rằng chúng ta không bao giờ có thể sống như hiện nay. Không! Phải từ bỏ cuộc sống xa hoa.
Bây giờ ba mệt lắm rồi. Ba cần ngủ ít nhất 1 giờ. Nếu không có gì thay đổi thì chiều nay ba có chuyến bay lúc 17h10. Để vận chuyển một ít bom và 70 nghìn cây súng máy. Vậy thì cả nhà này hãy quyết định đi. Những lời lẽ vừa rồi ba đều đồng ý hết. Bây giờ em và các con quyết định nhé. Anh đi ngủ đây. Nếu em và các con muốn anh bán máy bơm thì để anh ngủ đến sáng mai. Còn nếu muốn anh tiếp tục bán vũ khí thì đánh thức anh dậy sau 1 giờ. Chính xác là 15h30.
…….
Đang ngủ ngon… thì cô hầu phòng lên đánh thức Pietro dậy. Cô nói là làm theo lệnh bà chủ.
- Ủa, mấy giờ rồi?
- Bà bảo cháu đánh thức ông 15 phút trước giờ ông dặnvì sợ ông đi trễ.
Pietro uể oải rửa mặt thay đồ rồi bước xuống . Trong phòng khách trống rỗng không có một ai. Vừa lúc đó ông nhìn thấy các tờ báo tố cáo mình buôn vũ khí đang bốc cháy trong lò sưởi.
TVD