13 Tháng Mười Hai, 2024

Ai đã đã giết Giáo sư Dương Quảng Hàm?

Nhà văn Viên Linh đã viết: “Dương Quảng Hàm chết như thế nào? “mất,” “mất tích,” “chết trong đám cháy,” “Pháp giết” hay “bị CS ám hại” vì ông là Việt Quốc (1)? Chúng ta cần làm sáng tỏ cái chết của ông.

Đã là học sinh trung học, dù là học sinh trường công hay trường tư, không ai là không biết tới hai tác phẩm văn học vô cùng giá trị của giáo sư Dương Quảng Hàm đó là Việt Nam Văn Học Sử Yếu xuất bản năm 1941 và Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển xuất bản năm 1942. Cả hai tác phẩm này đều được được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa chính thức công nhận làm sách giáo khoa cho chương trình trung học.

1/ Thân thế và sự nghiệp

Giáo Sư Dương Quảng Hàm, hiệu là Hải Lượng, sinh ngày 14 tháng 7 năm 1898 tai làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông là nhà nghiên cứu văn hóa và đã đặt nền móng cho môn lịch sử văn học và văn học so sánh ở Việt Nam. Ông là người khởi xướng chương trình quốc học cho nền giáo dục hiện đại và cũng là người thầy xuất sắc đã đào tạo hàng ngàn môn đệ trong một phần tư thế kỷ.

Thân phụ ông là nhà Nho yêu nước Dương Trọng Phổ và anh cả ông là nhà văn Dương Bá Trạc, một trong các nhà văn đi tiên phong ở đầu thế kỷ 20. Cả hai đều tham gia tích cực vào phong trào Đông Kinh Nghĩa thục đầu thế kỷ XX.

    

Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển và Việt Nam Văn Học Sử Yếu

Năm 1920, tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương.

Từ năm 1920 đến 1946, ông là giáo sư trường Bưởi (tức trường trung học bảo hộ, tiền thân của trường Chu Văn An sau này). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được bổ nhiệm làm Thanh tra Trung học, rồi làm Hiệu trưởng trường Chu Văn An. Ông mất tích vào đúng ngày chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, ngày 19/12/1946, để lại vợ và 6 người con trong đó có nhà vật lý Dương Trọng Bái.

Ngoài hai tác phẩm nôi danh và giá trị trên, giáo sư Dương Quảng Hàm còn để lại nhiều tác phẩm văn học giá trị cho hậu thế. Đó là:
– Lectures littéraires sur L’Indochine (Bài tuyển văn học về Đông Dương, biên soạn cùng với Pujarnicle).
– Quốc văn trích diễm (1925).
– Tập bài thi bằng sơ học yếu lược (1927, soạn chung với Dương Tự Quán),
– Những bài lịch sử Việt Nam (1927).
– Văn học Việt Nam (1939).
– Việt văn giáo khoa thư (1940).
– Lý Văn Phức – tiểu sử và văn chương (viết xong khoảng năm 1945).
– Và rất nhiều bài báo tiếng Việt, tiếng Pháp đăng trên các báo Nam Phong, Hữu Thanh, Tri Tân và báo của người Pháp…

2/ Ai đã giết giáo sư Dương Quảng Hàm
Cái chết của giáo sư Dương Quảng Hàm rất bí mật nên nhiều giả thuyết đã được đặt ra. Trong bài “ Dương Quảng Hàm và những ngày Hà Nội nổ súng, 19/12/1946”, nhà văn Viên Linh đã viết: “Dương Quảng Hàm chết như thế nào? “mất,” “mất tích,” “chết trong đám cháy,” “Pháp giết” hay “bị CS ám hại” vì ông là Việt Quốc (1)? Chúng ta cần làm sáng tỏ cái chết của ông.

Bà Lê Thi (tên thật là Dương Thị Thoa), con gái của giáo sư Dương Quảng Hàm thì nói: “Sau ngày 2 tháng 9  1945 19 tháng 12  1946  .

Lời nói của bà Thoa cũng không đáng tin cậy vì giáo sư Dương Quảng Hàm chỉ là một nhà văn hoá, nhà giáo dục. Người Pháp đang cần sự cộng tác của những người như giáo sư Dương quảng Hàm, không lý gì họ lại  giết ông?

Hơn nữa, Pháp cũng đã bắt nhiều nhân vật chính trị nổi tiếng như Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, nguyên Bộ Trưởng Giáo Dục trong chính phủ Trần Trọng Kim, Luật Sư Phạm Khắc Hoè, Đổng Lý văn phòng Bộ Nội Vụ trong chính phủ  Liên Hiệp của Hồ Chí Minh v.v… Tại sao Pháp không giết ai cả mà lại đi giết một nhà văn hoá, một nhà giáo dục là Giáo Sư Dương Quảng Hàm?

Theo ông Phạm Xanh, cán bộ Việt Cộng, giáo sư Đại Học Quốc Gia Hà Nội thì: “Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, trường mới quay lại nơi cũ. Ngày 12-6-1945, Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại ra quyết định đổi tên trường thành Quốc lập trung học hiệu Chu Văn An và Giáo sư Nguyễn Gia Tường làm Hiệu trưởng. Đó là hiệu trưởng người Việt đầu tiên của ngôi trường danh tiếng này. Rồi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Tháng 9-1945, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe ký quyết định cho phép Trường trung học Chu Văn An hoạt động trở lại. Giáo sư Dương Quảng Hàm được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng nhà trường dưới chế độ mới. Mới triển khai chưa được một niên khóa thì thực dân Pháp quay trở lại thay quân Tưởng gây hấn ở Hà Nội. Ngày kháng chiến tới gần, dân Hà Nội lục tục sơ tán. Với cương vị là hiệu trưởng, Giáo sư Dương Quảng Hàm ở lại bám trụ theo sát tình hình. Rồi ngày 19-12-1946, người Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh nhất tề đứng dậy cầm súng đánh Pháp ở Thủ đô. Trong những ngày chiến sự diễn ra ác liệt trên các đường phố Hà Nội đó, nhiều người Hà Nội đã ngã xuống, trong số đó có Giáo sư Dương Quảng Hàm đã ngã xuống vì mái trường Chu Văn An giàu truyền thống yêu nước, hưởng dương 48 tuổi, cái tuổi đang đầy năng lực sáng tạo và cống hiến dưới chế độ mới (sau này ông được truy phong là liệt sĩ)”.

Giáo sư Dương Quảng Hàm chỉ là một nhà giáo dục, một nhà văn hoá, vậy thì ở lại bám trụ theo sát tình hình để làm gì? Ông đâu phải là một nhà quân sự hay chính trị. Vậy thì lý do này không đứng vững.

Theo bác sĩ PMC, người Hà Nội, nhà ở gần nhà  giáo sư  Dương Quảng Hàm ở phố Hàng Bông, thì Giáo sư Dương Quảng Hàm là người mà Việt Minh không ưa. Chúng biết ông không có ý định tản cư, sợ để ông ở lại, ông sẽ theo người Pháp. Nên ngay đêm 19/12/1946 chúng đã bắt ông đem đi thủ tiêu (3). Sau khi Pháp làm chủ tình hình, chúng gom các xác chết vô thừa nhận và cho đem chôn chung trong một ngôi mồ tập thể bên hông Tòa Án Hà Nội, nằm trên đường Lý Thường Kiệt. Ngôi mộ này là mồ chôn tập thể xác của các tù nhân của nhà giam Hỏa Lò Hà Nội mà đa số các tù nhân này là các đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng hoặc của các đảng phái quốc gia khác, đối lập với Việt Minh. Họ bị chính quyền Việt Minh bắt giữ từ trước và một số những người mới bị bắt trong đêm 19/12/1946.

Học giả Nguyễn Hiến Lê, một cựu học sinh của trường Bưởi, niên khóa 1929-1930 đã viết: “Có nguồn tin kể rằng cụ bị chết cháy, trong một căn nhà bốc lửa khi tiếng súng nổ chát chúa xa gần. Ngoài cửa ngôi nhà, có vài cán bộ (Việt Minh) nhưng không có ai can thiệp”. 

Như vậy, phải chăng ngay khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, Việt Minh sợ giáo sư Dương Quảng Hàm ở lại theo Pháp nên đã bắt ông đem đi thủ tiêu? Sau khi chúng giết ông và một số người khác, chúng đã đốt căn nhà, nơi chúng đã bỏ xác ông ở đó để phi tang?

Tóm lại, tuy không có một bằng chứng rõ ràng nào về nguyên nhân cái chết của giáo sư Dương Quảng Hàm. Nhưng qua những lời nói của những người trong trong gia đình cũng như những người quen biết hoặc có lưu tâm tới cái chết của giáo sư Dương Quảng Hàm thì chúng ta cũng có thể kết luận rằng ông đã bị Việt Minh giết. Nhưng tại sao chúng lại vinh danh ông là liệt sĩ và lấy tên ông đặt cho một con đường ở Hà Nội? Đây chỉ là cái trò lưu manh cố hữu của bọn Việt Cộng, muốn đánh lạc hướng của những ai nuốn tìm hiểu về nguyên nhân cái chết của giáo sư Dương Quảng Hàm.

Ls. Lê Duy San

Chú thích:
(1) Giáo Sư Dương Quảng Hàm không phải là Việt Quốc tức Việt Nam Quốc Dân Đảng. Giáo Sư Nguyễn Gia Tường, vị Hiệu Trưởng tiền nhiệm của giáo sư Dương Quảng Hàm mới là Việt Quốc. Chính vì ông là Việt Quốc nên Việt Minh mới tìm cách đẩy ông đi và cử giáo sư Dương Quảng Hàm về thay thế.

(2) Sau ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp và trao trả độc lập cho Việt Nam, chính phủ Trần Trọng Kim ra đời và Bộ Trưởng bộ Mỹ Nghệ là giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã ký nghị định đổi tên trường Bưởi tức Lycée du Protectorat là trường Chu Văn An.

(3) Những xác chết trong ngôi mồ tập thể này không thể là những xác chết của những thường dân vô tội; bởi vì trước đêm đó, hầu hết dân chúng Hà Nội đã được Việt Minh ra lệnh di tản từ trước. Số còn ở lại, nếu có, hầu hết là Tự Vệ Thành. Nhưng nếu là xác của Tự Vệ Thành thì tại sao bây giờ cộng sản lại san bằng ngôi mồ này đi mà không hề dựng một đài tưởng niệm cho họ, những người đã hy sinh vì tổ quốc? Còn nếu là xác chết của những đồng bào vô tội ở rải rác kháp nơi trong thành phố thì tại sao lính Pháp không chôn ở nơi khác mà lại mất công đem về tập trung ở đây và chôn tại nơi đây? Vậy chỉ có thể là xác chết của các tù nhân của nhà giam Hỏa Lò Hà Nội và các xác chết của những người mà Việt Minh đã bắt ngay trong đêm 19/12/1946 và đã ra lệnh hành quyết trước khi rút lui. Vì số xác chết quá nhiều, nên lính Pháp đã phải đào một cái hố lớn ngay giữa con đường nhỏ cạnh tòa án Hà Nội trên đường Lý Thường Kiệt để chôn cho tiện và xác của giáo sư Dương Quảng Hàm có thể đã được vùi chôn trong ngôi mộ tập thể này.