4 Tháng Mười Hai, 2024

Ly thân và ly hôn

Làm thế nào để tôi ly hôn?

Quý vị phải ly thân tối thiểu 12 tháng trước khi quý vị có thể nộp đơn xin ly dị. Khi ly thân lần đầu tiên, bạn không cần làm gì và không cần ký nhận giấy tờ gì để xác nhận bạn đã ly thân. Ly hôn là một kết thúc chính thức cho một cuộc hôn nhân. Sau khi ly thân tối thiểu 12 tháng, bạn có thể nộp đơn xin ly hôn. Bạn cần nộp Đơn Xin Ly Hôn của mình tại Phòng Lục Sự Tòa Án Gia Đình (Family Law Courts Registry).

Bạn có thể xin ly hôn ngay cả khi bạn và người phối ngẫu của mình sống cùng nhà trong một phần hoặc trọn 12 tháng ly thân. Bạn cần bổ túc thông tin và giấy tờ cho Tòa Án. Bạn nên nhờ Legal Aid NSW, trung tâm pháp lý cộng đồng hoặc LawAccess NSW làm cố vấn pháp lý. Bạn KHÔNG THỂ nộp đơn với Tòa Án để xin ly hôn (lệnh hủy bỏ hôn nhân) trừ khi đã ly thân tối thiểu 12 tháng trước khi nộp đơn xin. Tuy nhiên bạn CÓ THỂ bắt đầu thương lượng về tài sản (và con cái) ngay khi cuộc hôn nhân tan vỡ.

Nhiều vấn đề được giải quyết trước khi nộp đơn xin ly hôn. Bạn có thể lấy một Bộ Tài Liệu Hướng Dẫn Ly Hôn (Divorce Kit) bằng cách liên lạc với Tòa Án Luật Gia Đình. Việc ly hôn sẽ chỉ kết thúc cuộc hôn nhân của bạn về mặt pháp lý. Việc này sẽ không giải quyết các vấn đề liên quan tới con cái hoặc cách thức chia tài sản của bạn. Nếu quý vị chia tay nhau trước khi quý vị và bạn đời cũ của quý vị đã giải quyết vấn đề tài sản của quý vị, quý vị phải bắt đầu các thủ tục liên quan đến tài sản và/hoặc các thủ tục cấp dưỡng trong vòng 12 tháng kể từ khi chia tay nhau. Quý vị có thể nộp đơn xin ly dị ở Úc, ngay cả khi quý vị kết hôn ở ngoại quốc.

Tôi muốn kết thúc mối quan hệ của mình nhưng người bạn đời cũ sẽ không rời khỏi ngôi nhà chúng tôi sở hữu. Tôi có thể làm gì?

Cả bạn và người phối ngẫu hay bạn đời cũ của bạn đều có quyền cư ngụ tại nhà bạn sau khi ly thân bất kể tên ai ghi trên hợp đồng thuê nhà hay đứng tên quyền sở hữu tài sản. Bạn không thể bị ép rời khỏi nhà chỉ vì bạn không phải là chủ sở hữu tài sản, trừ khi Tòa Án yêu cầu. Xem bên dưới để biết thêm thông tin về các án lệnh về tài sản theo luật gia đình. Nếu bạn phải dọn ra, điều này sẽ không ảnh hưởng tới quyền được chia tài sản của bạn. Mọi quyền lợi bạn gây dựng trong quá trình chung sống sẽ giữ nguyên ngay cả khi bạn dọn đi. Nếu lo lắng về bạo hành, bạn nên tìm kiếm tư vấn ngay. Đôi khi một bên có thể lấy một án lệnh sở hữu riêng để buộc bên kia dọn ra khỏi nhà. Tòa Án có thể đưa ra án lệnh gọi là sở hữu riêng ngôi nhà cho một trong hai người phối ngẫu. Điều đó nghĩa là bạn có thể sống trong ngôi nhà, không có người phối ngẫu sống chung cho tới khi tài sản được phân chia. Khi Tòa Án đưa ra án lệnh loại này, tòa sẽ xem xét nhu cầu của các bên và của con cái. Án lệnh này thông thường chỉ được đưa ra trong những trường hợp đặc biệt khi xảy ra vấn đề bạo hành gia đình hoặc một người chồng/vợ hăm dọa người kia, đặc biệt nếu con cái bị ảnh hưởng, hoặc ngôi nhà đã được chỉnh sửa do có người khuyết tật.

Cơ Quan Trợ Giúp Luật Pháp NSW (New South Wales) giới thiệu các khóa học miễn phí tại một số các trung tâm đô thị và địa phương của Sydney. Hãy liên lạc với LawAccess NSW theo số điện thoại 1300 888 529 để biết thêm chi tiết hoặc vào trang web www.legalaid.nsw.gov.au của chúng tôi.

Hòa giải và tư vấn Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Trong Gia Đình của Legal Aid NSW (Legal Aid NSW Family Dispute Resolution Service)

Dịch vụ hòa giải của Legal Aid dành cho những thân chủ đã được trợ giúp pháp lý. Bạn có thể liên lạc với dịch vụ này theo số 9219 5000, 9219 5118 và 9219 5119. Trung Tâm Quan Hệ Gia Đình (Family Relationship Centres) và đường dây tư vấn Quan Hệ Gia Đình (Family Relationship) 1800 050 321 www.familyrelationships.gov.au CatholicCare 9390 5366 www.catholiccare.org

  • Trung Tâm Tư Pháp Cộng Đồng (Community Justice Centres) 1800 990 777 www.cjc.nsw.gov.au
  • Dịch Vụ Hòa Giải Các Mối Quan Hệ (Relationships Australia Mediation Service) 1300 364 277 www.relationships.com.au Unifam 8830 0777 www.unifamcounselling.org
  • Trung Tâm Quan Hệ Gia Đình (Interrelate Family Centres) 1300 736 966 www.interrelate.org.au Những địa chỉ khác để liên lạcSố Miễn Phí của Centrelink (phục vụ thân chủ) 1800 050 004
  • Cơ Quan Phụ Trách Tiền Cấp Dưỡng Con Cái (Child Support Agency)Số điện thoại miễn phí 131 272 Cảnh Sát Liên Bang (Federal Police) 6223 3000
  • Đường Dây Trợ Giúp của Bộ Dịch Vụ Cộng Đồng (DoCS Helpline) 132 111
  • Phòng Hộ Tịch Tiểu Bang NSW (NSW Registry of Births, Deaths and Marriages) 1300 655 236 (gọi tại địa phương)
Cần một thông dịch viên? Dịch vụ Phiên và Thông dịch (TIS) cung cấp các thông dịch viên miễn phí nếu quý vị không nói tiếng Anh. TIS có thể giúp quý vị nói chuyện với chúng tôi bằng ngôn ngữ của quý vị. Hãy gọi điện tới TIS theo số 131 450.

Khiếm thính/khiếm ngôn? Nếu quý vị bị khiếm ngôn hoặc khiếm thính, hãy gọi điện cho Dịch vụ Tiếp âm Quốc gia theo số 133 677 hoặc LawAccess NSW theo số TTY 1300 889 529.

This brochure is produced in Arabic, Chinese (Traditional), Farsi, Korean, Spanish, Turkish and Vietnamese.

(Nguồn LEGAL AID)