Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá trung bình của trứng gà đã tăng 55% so cùng thời gian của năm ngoái.
21.3 Ngày Thế giới về Hội chứng Down: Những điều quan trọng cần biết
Hội chứng Down là gì?
Hội chứng Down (Tam nhiễm sắc thể 21) là một đặc điểm di truyền, trong đó người
mắc có thêm một nhiễm sắc thể số 21. Hội chứng này xuất hiện ở khoảng 1/700 trẻ
sơ sinh trên thế giới.
Đặc điểm của hội chứng Down
Người mắc hội chứng Down thường có một số đặc điểm ngoại hình đặc trưng, phát
triển trí tuệ chậm hơn và có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim.
Tuy nhiên, họ thường rất thân thiện và giàu tình cảm.
Tại sao gọi là hội chứng Down?
Hội chứng này được đặt theo tên bác sĩ người Anh John Langdon Down, người đã
mô tả nó lần đầu vào năm 1862.
Hội chứng Down có chữa được không?
Không, vì đây là sự thay đổi về mặt di truyền. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp và
hỗ trợ sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Người mắc hội chứng Down có thể sống bao lâu?
Ngày nay, họ có thể sống trên 60 tuổi nhờ vào các tiến bộ y tế và sự hỗ trợ tốt hơn.
Cách gọi tôn trọng đối với người mắc hội chứng Down
Cách gọi đúng là "người mắc hội chứng Down". Các thuật ngữ như người mắc bệnh
Down hay Downie không được khuyến khích.
Người mắc hội chứng Down có thể lái xe không?
Có, nếu họ đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe và vượt qua bài kiểm soát lái xe.
Người mắc hội chứng Down có thể có con không?
Có, nhưng nguy cơ con cũng mắc hội chứng Down sẽ cao hơn. Việc tư vấn di truyền
có thể giúp đưa ra quyết định phù hợp.
Người mắc hội chứng Down là một phần quan trọng của xã hội, và điều cần thiết là
chúng ta cùng chung tay tạo ra một môi trường hòa nhập và tôn trọng.
Bốn công dân Canada bị xử tử hình ở Trung quốc vì tội phạm ma túy
Ở Trung Quốc, theo các tổ chức nhân quyền, hàng nghìn bản án tử hình được thi
hành mỗi năm. Cả công dân nước ngoài cũng không thoát khỏi hình phạt này. Mới
đây, bốn công dân Canada đã bị xử tử vì tội phạm ma túy. Bắc Kinh bảo vệ hành
động cứng rắn của mình.
Theo chính phủ Canada, trong những tuần gần đây, bốn công dân Canada đã bị xử
tử ở Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Canada, Mélanie Joly, cho biết các đơn xin
ân xá của Ottawa đã bị Bắc Kinh phớt lờ. "Chúng tôi lên án mạnh mẽ các vụ xử tử
công dân Canada ở Trung Quốc," bà nói với các phóng viên tại Ottawa.
Chính phủ Canada không cung cấp thêm chi tiết về các vụ việc, vì gia đình của các
nạn nhân yêu cầu giữ kín thông tin. Tuy nhiên, trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao
Trung Quốc, Bắc Kinh bảo vệ các vụ xử tử và cho rằng họ đã hành động phù hợp
với pháp luật. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mao Ning, cho biết Trung
Quốc đối xử công bằng với "tất cả công dân của mọi quốc tịch" và xét xử các vụ án
"nghiêm túc và công bằng theo pháp luật."
Trước đó, Bắc Kinh nhấn mạnh rằng các công dân Canada đã bị kết án vì tội phạm
ma túy. Trong một tuyên bố gửi đến tờ The Globe and Mail của Canada, Đại sứ quán
Trung Quốc cho biết các tội phạm ma túy là tội ác nghiêm trọng, gây hại lớn cho xã
hội trên toàn thế giới. Vì vậy, Trung Quốc áp dụng "hình phạt nghiêm khắc" đối với
các tội phạm ma túy và thực hiện chính sách "không khoan nhượng."
Bà Joly cho biết bà và cựu Thủ tướng Justin Trudeau, người đã rời nhiệm sở đầu
tháng này, đã yêu cầu Trung Quốc khoan dung hơn. Tại Trung Quốc, các số liệu về
việc thi hành án tử hình được coi là bí mật nhà nước. Các tổ chức nhân quyền như
Amnesty International cho rằng hàng nghìn người bị xử tử mỗi năm tại quốc gia này.
Những sự kiện này lại làm nổi bật tình hình nhân quyền ở Trung Quốc và câu hỏi về
trách nhiệm quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người và xử lý án tử hình.
Từ một tuần thành chín tháng: Hai phi hành gia của NASA bị mắc
kẹt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đã trở về trái đất
Sau một sự chậm trễ bất ngờ do sự con tàu vũ trụ bị lỗi kỹ thuật, hai phi hành gia
người Mỹ Suni Williams và Barry Wilmore đã an toàn trở về Trái Đất sau hơn chín
tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Họ trở về bằng tàu vũ trụ Crew Dragon của
công ty hàng không vũ trụ SpaceX, hạ cánh xuống biển ngoài khơi Florida, theo hình
ảnh phát trực tiếp từ NASA. Đồng hành cùng họ là đồng nghiệp người Mỹ Nick
Hague và phi hành gia Nga Alexander Gorbunow. Tàu vũ trụ này đã rời ISS khoảng
17 giờ trước đó.
Phi hành gia NASA Suni Williams và đồng nghiệp Butch Wilmore lẽ ra đã trở về Trái
Đất từ tháng 6 năm 2024. Tuy nhiên, vì lý do an toàn, NASA đã quyết định gửi tàu vũ
trụ Starliner trở về mà không có phi hành đoàn. Bây giờ, cuối cùng cũng có tin vui.
Cùng trở về với họ còn có phi hành gia Mỹ Nick Hague và phi hành gia Nga
Alexander Gorbunow, những người đã đến ISS vào tháng 9. Theo kế hoạch, vào
khoảng 23 giờ theo giờ Đức, tàu vũ trụ Crew 9 đã hạ cánh xuống biển ngoài khơi
bang Florida, Hoa Kỳ. Sau đó, Suni Williams và Butch Wilmore đã đặt chân lên mặt
đất.
Hai phi hành gia này ban đầu chỉ dự kiến ở lại ISS trong một tuần, nhưng cuối cùng
đã kéo dài thành chín tháng. Tháng 9 năm ngoái, chỉ có hai phi hành gia – Hague và
Gorbunow – thay vì bốn người như kế hoạch ban đầu, bay lên ISS trên tàu Crew
Dragon của SpaceX. Điều này giúp dành hai chỗ trống cho Williams và Wilmore
trong chuyến về.
Ban đầu, chuyến trở về lại bị hoãn thêm vài ngày vì ISS cần đợi phi hành đoàn thay
thế từ NASA. Cuối tuần qua, bốn thành viên của Crew 10 đã đến ISS, bao gồm các
phi hành gia Mỹ Anne McClain và Nichole Ayers, phi hành gia Nhật Bản Takuya
Onishi, và phi hành gia Nga Kirill Peskow. Họ sẽ ở lại trạm vũ trụ cho đến mùa thu.
Trong khi đó, bốn phi hành gia còn lại đã bắt đầu hành trình trở về nhà.
Thấy gì khi Mỹ muốn mua trứng của Đức và Đan Mạch?
Mối quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và châu Âu trong thời gian này liên tục chứng
kiến những biến động do các chính sách thuế quan và các yếu tố xảy ra đột ngột
như khủng hoảng trứng. Quyết định áp thuế 25% lên sắt thép nhập khẩu từ Đức
Donald Trump đã tạo ra những căng thẳng thương mại, và giờ đây, nhu cầu mới đối
với trứng do khủng hoảng nguồn cung đang đưa Mỹ vào mối quan hệ phức tạp hơn
với các quốc gia châu Âu.
Ngay từ năm 2018 và cũng như hiện nay, Mỹ áp dụng mức thuế 25% đối với sắt
thép với nhôm nhập khẩu, gây ảnh hưởng trầm trọng đến các doanh nghiệp chuyên
về sắt thép xây dựng và xe hơi tại châu Âu. Biện pháp này dẫn đến việc Đức và các
nước EU trả đũa bằng việc áp thuế trả đũa đối với các sản phẩm của Mỹ như xe mô
tô Harley-Davidson và rượu whiskey.
Gần đây, vì dịch cúm gia cầm bùng phát, sản lượng trứng ở Mỹ suy giảm nghiêm
trọng, khiến giá trứng leo thang. Trong bối cảnh đó, chính quyền Mỹ đã đề nghị các
quốc gia châu Âu, bao gồm Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hòa Lan, Phần Lan gia tăng
xuất khẩu trứng sang Mỹ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Mỹ và Đan Mạch vẫn chưa
hoàn toàn được khôi phục sau sự kiện Donald Trump đưa ý mua lại Greenland, làm
cho chính phủ Đan Mạch nỗi giận.
Lời đề nghị nhập khẩu trứng cho thấy Mỹ dù đã áp dụng những chính sách thuế
quan khắc nghiệt với châu Âu, nhưng vẫn phụ thuộc vào các nguồn cung ứng thực
phẩm từ các đối tác châu Âu. Mối quan hệ thương mại này đây là những thử thách
đối với chiến lược "Nước Mỹ trước tiên" của Donald Trump và cho thấy sự kết nối
quốc tế vẫn rất quan trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay.
Nói tóm lại, dù có muốn Mỹ không thể nào sống theo lối „chỉ biết mình“!
Biến đổi khí hậu khiến không gian chật hẹp hơn
Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều tác động nghiêm trọng trên Trái đất, nhưng
không dừng lại ở đó, nó còn có thể tạo ra hỗn loạn trên quỹ đạo xung quanh hành
tinh. Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng sự nóng lên toàn cầu do con người đốt
than, dầu và khí đốt sẽ làm giảm đáng kể không gian khả dụng cho các vệ tinh trên
quỹ đạo Trái đất thấp. Theo các nhà nghiên cứu tại MIT, nếu lượng khí thải carbon
tiếp tục gia tăng, thì đến cuối thế kỷ này, không gian có thể bị thu hẹp từ một phần
ba đến 82%, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm carbon, theo AP. Nguyên nhân chính là
biến đổi khí hậu làm giảm khả năng tự làm sạch của bầu khí quyển, khiến không
gian trở nên chật chội hơn với số lượng mảnh vỡ ngày càng tăng.
Hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ ở tầng khí quyển gần bề mặt Trái đất nhưng
đồng thời lại khiến các phần trên của khí quyển, nơi các vệ tinh di chuyển trên quỹ
đạo thấp, trở nên mát hơn. Khi bầu khí quyển trên cao trở nên lạnh hơn, nó cũng trở
nên ít đặc hơn, làm giảm lực cản tác động lên các mảnh vỡ không gian. Bình
thường, những mảnh rác vũ trụ này bị lực cản khí quyển kéo xuống, bốc cháy khi đi
vào bầu khí quyển Trái đất. Tuy nhiên, khi khí quyển mỏng đi, lực cản cũng suy
giảm, dẫn đến việc không gian trở nên kém tự làm sạch, tạo điều kiện cho các mảnh
vỡ và vệ tinh cũ tích tụ, gây ra tình trạng đông đúc và nguy hiểm hơn trên quỹ đạo.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature Sustainability vào thứ Hai vừa
qua.
Hiện tại, quỹ đạo Trái đất chứa hàng triệu mảnh vỡ có kích thước từ khoảng 2mm
trở lên, tương đương chiều rộng của hai đồng xu xếp chồng lên nhau. Những mảnh
vỡ này di chuyển với tốc độ cao, có thể va chạm với các vật thể khác với lực mạnh
ngang một viên đạn. Theo Aerospace Corporation, tổ chức chuyên theo dõi rác vũ
trụ, có hàng chục nghìn mảnh vỡ có kích thước bằng quả mận, di chuyển với tốc độ
có thể gây thiệt hại tương đương một chiếc xe buýt lao thẳng xuống. Những mảnh
rác này chủ yếu là tàn dư từ các vệ tinh cũ bị hỏng, bộ phận tên lửa bị tách rời sau
khi phóng, và các vụ va chạm trong không gian. Phần lớn trong số này quá nhỏ để
có thể theo dõi chính xác.
Mật độ khí quyển ở độ cao khoảng 400 km (tương đương 250 dặm) trên bề mặt Trái
đất đang giảm khoảng 2% mỗi thập kỷ, theo Ingrid Cnossen, một nhà khoa học về
thời tiết vũ trụ thuộc British Antarctic Survey. Bà cảnh báo rằng tốc độ suy giảm này
sẽ còn tăng lên khi con người tiếp tục bơm khí nhà kính vào khí quyển. Điều này có
nghĩa là trong tương lai, các vệ tinh và trạm vũ trụ sẽ phải đối mặt với nguy cơ va
chạm cao hơn do không gian bị bão hòa với rác vũ trụ.
Hệ lụy của hiện tượng này không chỉ dừng lại ở việc làm tắc nghẽn quỹ đạo mà còn
có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động không gian trong tương lai.
Các vệ tinh viễn thông, dự báo thời tiết, định vị GPS và nghiên cứu khoa học đều
phụ thuộc vào quỹ đạo Trái đất thấp. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, các
vụ va chạm giữa vệ tinh và mảnh vỡ có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền, dẫn đến
hàng loạt vụ nổ vũ trụ, khiến môi trường không gian trở nên ngày càng nguy hiểm.
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến Trái đất mà còn có tác động lớn
đến không gian xung quanh. Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để kiểm soát lượng
rác vũ trụ, đồng thời giảm thiểu khí thải nhà kính, là vô cùng quan trọng để bảo vệ cả
hành tinh và hệ thống không gian mà con người đang ngày càng phụ thuộc vào.
Phuong Ton