7 Tháng Mười Một, 2024

Bản Tin Hàng Tuần

6/11/2024: Ông Donald Trump đắc cử Tổng Thống. Kết quả được công bố cuối ngày 06/11/2024. Nhiều quốc gia trên thế giới gửi thông điệp chúc mừng.

Kết quả bầu cử Tổng Thống Mỹ 6/11/2024 (Theo AP)   

Bầu cử Mỹ 5/11/2024: Có khoảng 200 triệu cử tri khắp nước Mỹ sẽ bỏ phiếu lựa chọn tân tổng thống giữa hai ứng viên là ông Donald Trump, đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris, đảng Dân chủ.

Cuộc bầu cử tại Mỹ năm nay thu hút sự quan tâm của nhiều người và hai ứng cử viên đều phải nỗ lực vận động đến giờ phút cuối cùng tại các tiểu bang chiến địa. Số lượng cử tri bỏ phiếu sớm (early voting) được ghi nhận đã chiếm con số kỷ lục. Cuộc bầu cử lần này khó dự đoán được ở 7 tiểu bang Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Bắc Carolina, Pennsylvania và Wisconsin là nơi phân định cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, vì thế phải chờ kiểm hết phiếu để đảm bảo chính xác. Ngoài ra, mỗi bang có quy định riêng về phương thức kiểm phiếu, vì thế khó xác định người chiến thắng ngay trong đêm bầu cử, và kết quả cuộc bầu cử có thể sẽ bị trì hoãn thêm nhiều ngày.

Bầu cử ngày 5/11: Theo truyền thống Mỹ việc tổ chức bầu cử Tổng thống được ấn định vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11 đã được thực hiện từ năm 1845. Quốc hội Mỹ đã đưa ra quyết định này đặt trọng tâm vào sự kiện Mỹ là một xã hội nông nghiệp. Sau vụ thu hoạch mùa thu, các nông dân có thể thuận tiện di chuyển đến các điểm bỏ phiếu, thường nằm cách xa nhà của họ. Truyền thống này đã được duy trì từ đó cho đến nay.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã bắt đầu
Hôm nay 05.11, người dân Mỹ di bỏ phiếu để chọn tổng thống thứ 47 – có thể là một tổng thống nam hoặc nữ. Ứng cử viên Đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump (78 tuổi) và Phó Tổng thống đương nhiệm, đảng Dân chủ Kamala Harris (60 tuổi) đã có một cuộc đua sát sao theo các cuộc thăm dò toàn quốc, một trong những cuộc cạnh tranh sát
nút nhất trong lịch sử bầu cử Mỹ.
Và tại một nơi hẻo lánh nhỏ bé, người dân Mỹ đã bắt đầu bỏ phiếu từ nửa đêm 12g khuya (giờ địa phương) ngày 4.11 bước sang ngày 05.11: Dixville Notch, một khu định cư ở bờ Đông nước Mỹ, thuộc bang New Hampshire. Cộng đồng phủ đầy tuyết này chỉ có 6 cư dân cử tri hợp lệ nằm giữa vùng hẻo lánh, cách biên giới Canada vài km. Kết quả của
cuộc bỏ phiếu nửa đêm: Hòa! Trump và Harris mỗi người đều nhận được 3 phiếu.
Trong ngôi làng cũ của công nhân đường sắt này, địa điểm bỏ phiếu đã mở cửa đầu tiên trên toàn nước Mỹ từ nửa đêm tại Khách sạn Balsams một biệt thự cổ với tầm nhìn ra hồ, vốn là sự kiện truyền thông truyền thống.
Khi đồng hồ điểm 0 giờ, cả sáu cử tri lần lượt vào phòng bỏ phiếu riêng lẻ, sau đó các phiếu bầu được kiểm thủ công và công bố từng phiếu một. Kết quả được ghi lên một bảng trắng.
Trong phòng bỏ phiếu có số lượng nhà báo đông hơn cả dân số của ngôi làng. Họ đã phát trực tiếp kết quả bầu cử. “Chúng tôi có 15 phút nổi tiếng mỗi năm,” Thị trưởng Tom Tillitson nói.
Cha của ông, Neil Tillotson, đã tổ chức cuộc bỏ phiếu lúc nửa đêm đầu tiên vào năm 1960 vì lý do giờ làm việc thất thường ở Dixville. Đến ngày nay, đây vẫn là nét đặc trưng độc nhất vô nhị tại Mỹ.​

Vua Felipe VI và hoàng hậu Letizia của Tây Ban Nha bị ném bùn
Vào ngày 03.11.2ß24 thông tin về việc nạn nhân lũ lụt ném bùn vào vua Felipe và vợ Letizia của Tây Ban Nha cùng Thủ tướng Pedro Sánchez có liên quan đến vụ lũ lụt lịch sử tại Tây Ban Nha „dậy sóng“ trên cán phương ti65n thông tin. Vụ việc này diễn ra khi hai nhà lãnh đạo đến thăm một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, và cư dân địa
phương đã bày tỏ sự bất mãn của họ về cách chính phủ đối phó với tình trạng khẩn cấp.
Một đám đông người dân, những nạn nhân của thảm họa lũ lụt ở khu vực phía đông Valencia, giận dữ nên đã xúc phạm và ném bùn, đồ vật vào nhà vua và hoàng hậu Tây Ban Nha cũng như Thủ tướng Pedro Sánchez. Theo báo El País của Tây Ban Nha, đặc biệt là Thủ tướng Sánchez đã bị la hét và bị gọi là “kẻ giết người”.
Sau cuộc tấn công đầu tiên vào phái đoàn, Thủ tướng Sánchez đã được đưa ra khỏi khu vực. Các lực lượng cũng đã đưa Hoàng hậu ra ngoài sau khi bà bị ném bùn lên mặt. Trong khi đó, theo El País, Vua Felipe VI vẫn còn ở lại với người dân nhằm cố gắng xoa dịu tình hình bằng cách trò chuyện với người dân. Lực lượng an ninh đã dựng rào chắn
để ngăn chặn một cuộc tấn công khác nhắm vào Felipe VI.
Theo tờ El País, người dân chỉ trích rằng cặp đôi hoàng gia và cả Thủ tướng chỉ đến các khu vực lũ lụt sau vài ngày kể từ khi mưa lớn gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Ngoài ra, họ cũng phàn nàn về sự thiếu hụt sự hỗ trợ chính thức từ phía chính quyền. Tại các vùng bị thiên tai, người dân đang thiếu nước uống và thực phẩm.
Việc ném bùn tượng trưng cho sự phẫn nộ của người dân, thể hiện rằng họ cảm thấy “bị bỏ rơi” hoặc không được chú ý đúng mức từ phía chính quyền.

Nữ sinh viên dũng cảm công khai cởi đồ phản đối ở Iran
Biểu tình ở Iran luôn đi kèm với rủi ro cao, đặc biệt là khi phản đối các thành phần của chế độ. Một nữ sinh viên được cho là đã bị quấy rối, đã quyết định công khai cởi đồ để phản đối. Dĩ nhiên, không lâu sau, cô bị bắt giữ.
Tại Tehran, một nữ sinh viên người Iran đã bị bắt giữ vì cô cởi đồ, chỉ còn lại đồ lót để phản đối lực lượng dân quân Basij. Theo các nhà hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội, người phụ nữ này, đang theo học tại Đại học Asad nổi tiếng ở Tehran, đã bị các thành viên của lực lượng dân quân thuộc Vệ binh Cách mạng quấy rối. Để phản đối, cô đã cởi đồ trước cổng trường và đi trên phố chỉ trong trang phục đồ lót, như một đoạn video cho thấy.
Đoạn video này dường như được quay bởi những cư dân trong một tòa nhà gần trường đại học. Ban đầu, video được đăng tải bởi trang sinh viên Iran Amir Kabir và sau đó lan truyền trên nhiều trang mạng khác, bao gồm trang tin tức Iran Wire và trang của nhóm nhân quyền Hengaw.
Hình ảnh khác cho thấy cô gái trẻ bị những người đàn ông mặc thường phục đẩy vào xe ô tô. Theo Amir Kabir, nữ sinh này, danh tính chưa được tiết lộ, đã bị đánh trong lúc bị bắt.
Tổ chức Ân xá Quốc tế chi nhánh Iran đã kêu gọi trên nền tảng X rằng chính quyền phải “ngay lập tức và vô điều kiện trả tự do” cho nữ sinh viên trẻ này. Tổ chức cũng yêu cầu tiến hành điều tra độc lập và công bằng về cáo buộc rằng cô đã bị đánh đập và bạo lực tình dục khi bị bắt giữ.
Hãng thông tấn Iran Fars cũng đưa tin về vụ việc và đăng một bức ảnh mờ của người phụ nữ. Theo thông tin của họ, nữ sinh viên này đã mặc”trang phục không phù hợp” khi lên lớp và cởi đồ sau khi bị nhân viên an ninh nhắc nhở. Fars dẫn lời các nhân chứng cho biết các nhân viên đã nói chuyện với cô một cách điềm tĩnh và không có hành động hung
hăng.
Luật Hồi giáo tại Iran quy định phụ nữ phải tuân thủ quy tắc ăn mặc nghiêm ngặt, theo đó họ phải đeo khăn che đầu và mặc trang phục rộng che kín cơ thể.
Hiệp ước nhựa toàn cầu
Các tiểu bang của Mỹ kêu gọi chính phủ mạnh tay hơn trong việc hạn chế sản xuất nhựa tại Liên Hiệp Quốc.
Các tổng chưởng lý từ mười tiểu bang của Mỹ đã gửi thư kêu gọi chính quyền liên bang cam kết mạnh mẽ hơn tại cuộc đàm phán hiệp ước nhựa của Liên Hiệp Quốc (INC-5).
Thay vì chỉ đặt ra giới hạn sản xuất, các bang này yêu cầu cấm các biện pháp được coi là “giải pháp sai lầm” như tái chế một phần và đề xuất bảo vệ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhựa. Các bang như New York và California mong muốn đàm phán kết thúc với thỏa thuận ngăn chặn ô nhiễm nhựa bền vững hơn​. Cũng cần biết, INC-5 là vòng đàm phán cuối cùng trong chuỗi các cuộc họp do Liên Hợp Quốc tổ chức nhằm xây dựng một hiệp ước toàn cầu về nhựa. Mục tiêu chính của INC-5 là tạo ra các quy định nghiêm ngặt để giảm ô nhiễm nhựa trên toàn cầu, với các biện pháp như giới hạn sản xuất, cấm các giải pháp tái chế không hiệu quả, và bảo vệ các cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sản xuất và rác thải nhựa. Những cam kết này dự kiến sẽ có tác động lớn đến chuỗi cung ứng và nền kinh tế nhựa toàn cầu.
Thái Lan thúc đẩy quyền công dân cho gần 500.000 người không có quốc tịch

Tháng 11 năm 2024, Thái Lan đã thực hiện một bước thay đổi quan trọng lịch sử trong việc thúc đẩy quyền công dân cho gần 500.000 người không có quốc tịch, một phần trong những cố gắng nhằm xóa bỏ tình trạng không quốc tịch đang tồn tại lâu dài tại khu vực này. Chính phủ đã phê duyệt chương trình giúp tạo quyền công dân và thường trú nhanh chóng, nhằm mang lại quyền lợi hợp pháp cho hàng trăm ngàn người đang sống trong tình trạng vô quốc tịch.
Tình trạng không quốc tịch là một vấn đề nghiêm trọng ở Thái Lan cũng như ở một số quốc gia Đông Nam Á, ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số và người di cư không được công nhận. Những người không quốc tịch không có quyền pháp lý, gây khó khăn trong việc được hưởng các dịch vụ căn bản như giáo dục, y tế và việc làm. Với
chính sách mới, Thái Lan hy vọng sẽ mang lại quyền hợp pháp và cơ hội phát triển cho những người thuộc cộng đồng yếu thế này, giúp họ được hòa nhập đầy đủ vào xã hội
Chính phủ Thái Lan dự tính thực hiện chương trình thông qua các diễn trình ghi danh đơn giản hơn và trợ giúp pháp lý để bảo đảm rằng những người này có thể nộp đơn xin quyền công dân hoặc thường trú. Chính sách này đã được các tổ chức nhân quyền và các nước láng giềng ủng hộ, vì nó được coi là một hành động tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con
người tại khu vực​
Với chương trình này, Thái Lan đang dẫn đầu khu vực trong việc giải quyết vấn đề không quốc tịch, một ví dụ mà các quốc gia khác có thể xem xét để thực hiện các biện pháp tương tự.
Lính Triều Tiên được gửi sang Nga để chiến đấu tại Ukraine
Gần đây, có thông tin cho biết Triều Tiên đã gửi khoảng 10.000 binh sĩ đến Nga để hỗ trợ trong cuộc chiến với Ukraine. Số binh sĩ này hiện đang được huấn luyện ở các khu vực phía đông nước Nga và một phần đã được đưa đến gần biên giới với Ukraine, đặc biệt là khu vực Kursk. Con số này có thể tăng lên tới 12.000, cho thấy mối liên hệ quân sự giữa
Nga và Triều Tiên đang được thắt chặt hơn. Sự tham gia của Triều Tiên vào cuộc xung đột đã tạo ra mối lo ngại về an ninh không chỉ đối với châu Âu mà còn đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương​
Việc Triều Tiên gửi quân đội đến Nga nhằm hỗ trợ chiến đấu cho thấy những thách thức
mà Nga đang phải đối mặt khi tỷ lệ thương vong của quân đội Nga gia tăng. Các nhà phân tích quân sự và NATO coi đây là dấu hiệu cho thấy Nga ngày càng phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ các nước đồng minh như Triều Tiên. Một số nguồn tin từ Ukraine dự đoán rằng binh sĩ Triều Tiên có thể sẽ tham gia vào các nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp hoặc hỗ trợ hậu cần,
và việc triển khai lực lượng này có thể là một bước đi chiến lược nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của Triều Tiên trong khu vực. Trong khi đó một bản tin từ The Wall Street Journal đề cập về các binh lính Triều Tiên được gửi tới Nga để tham gia cuộc chiến với Ukraina, nhấn mạnh những hạn chế về thể trạng của lực lượng này và những điều kiện bất lợi mà họ có thể phải đối mặt. Các chi tiết được đề cập bao gồm sự suy dinh dưỡng, vóc dáng thấp bé và gầy gò của binh lính, điều mà các chuyên gia cho rằng là kết quả từ nạn đói thường xuyên và chế độ dinh dưỡng kém tại Triều Tiên, quốc gia chịu trừng phạt kinh tế lâu dài. Đây là điểm yếu lớn trong tình hình sức khỏe thể chất của quân đội Triều Tiên, khiến khả năng chiến đấu của họ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh yếu tố sức khỏe, bản tin cũng đề cập đến các yếu tố khác về kỹ năng chiến đấu của lực lượng đặc biệt Triều Tiên. Theo tình báo Hàn Quốc, các binh sĩ Triều Tiên có kinh nghiệm tác chiến trên địa hình đồi núi của bán đảo Triều Tiên với những nhiệm vụ phá hoại và ám sát, vốn khác xa với hình thức chiến đấu trong các chiến hào và đồng bằng
rộng lớn ở Ukraina. Điều này cho thấy một sự thiếu tương thích về kỹ năng và điều kiện môi trường chiến đấu, khiến binh sĩ Triều Tiên có thể gặp khó khăn khi phải thích nghi với một loại chiến tranh khác biệt.

Thêm vào đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong Hyun đã chỉ trích việc cử lực lượng Triều Tiên tới Ukraina, gọi họ là “bia đỡ đạn” trong xung đột này. Đây là một nhận xét nặng nề và phê phán chính sách sử dụng nhân lực thiếu điều kiện về sức khỏe và kỹ năng phù hợp, chỉ để bổ sung cho chiến lược chiến đấu mà không chú trọng đến an toàn và hiệu quả. Điều này cũng cho thấy góc nhìn của Hàn Quốc về sự bất lợi và thiệt hại mà lực lượng Triều Tiên có thể phải gánh chịu trong cuộc chiến.
Ủy ban Châu Âu đang điều tra Temu
Ủy ban Châu Âu (EC) hiện đang điều tra Temu , vì lo ngại rằng nền tảng này có thể đang cho phép bán các sản phẩm không tuân thủ luật pháp châu Âu, bao gồm cả những quy định về an toàn sản phẩm và quyền lợi người tiêu dùng. Động thái này xuất phát từ Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), theo đó các nền tảng lớn phải tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định về nội dung và sản phẩm bán trên nền tảng của họ.
EC đã yêu cầu Temu cung cấp thông tin chi tiết về các biện pháp mà họ đang áp dụng để ngăn chặn hàng hóa bất hợp pháp, hạn chế gian lận và bảo vệ dữ liệu người tiêu dùng. Họ cũng đưa ra thời hạn để Temu phản hồi, và dựa vào đó, EC sẽ quyết định có cần các biện pháp tiếp theo hay không. Ngoài ra, EC cũng đang phối hợp với chính phủ Đức và một số quốc gia khác để thắt chặt kiểm soát thuế và hải quan đối với các sản phẩm giá trị thấp (dưới 150 euro), nhằm hạn chế việc Temu lợi dụng miễn thuế khi nhập khẩu vào EU.
Vấn đề này không chỉ giới hạn ở châu Âu, mà Temu cũng đang phải đối mặt với những chỉ trích và các yêu cầu điều chỉnh tương tự từ Mỹ và các quốc gia khác về kiểm soát chất lượng hàng hóa và tuân thủ luật pháp địa phương trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới.
Các biện pháp này phản ánh mối lo ngại của nhiều chính phủ về sự cạnh tranh không lành mạnh của các nền tảng Trung Quốc với doanh nghiệp bản địa, đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong khu vực châu Âu và các nước khác.
Ukraine và Nga đàm phán về việc ngừng không kích vào cơ sở hạ tầng năng lượng
Ukraine và Nga đang đàm phán lại về khả năng ngừng các cuộc không kích vào cơ sở hạ tầng năng lượng của cả hai nước. Qatar làm trung gian cho các cuộc đàm phán này, sau khi các cuộc đàm phán trước đó thất bại do một cuộc tấn công của Ukraine vào vùng Kursk của Nga.
Theo Financial Times dẫn lời các nguồn tin không công khai quen thuộc với vấn đề, Ukraine và Nga đã bắt đầu đàm phán về khả năng ngừng không kích vào cơ sở hạ tầng năng lượng của cả hai nước. Các cuộc đàm phán này, được Qatar làm trung gian, sẽ được nối lại sau khi các cuộc đàm phán trước đó đã thất bại vào tháng Tám. Tuy nhiên, phát ngôn viên điện Kremlin, ông Dmitri Peskow, đã phủ nhận các thông về cuộc đàm phán đang diễn ra. Theo "Reuters", Bộ Quốc phòng Nga cũng như văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không muốn đưa ra bình luận nào về vấn đề này.
Các cuộc tấn công bằng raket của Nga đã phá hủy gần một nửa công suất sản xuất năng lượng của Ukraine. Ukraine hiện rất phụ thuộc vào các nhà máy điện hạt nhân và nguồn nhập khẩu năng lượng từ châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, cho biết châu Âu muốn khôi phục 2,5 GW công suất cung cấp năng lượng cho Ukraine.
Một thỏa thuận trước đó giữa Kiev và Moscow, về việc không tấn công vào cơ sở năng lượng của nhau, đã thất bại khi Ukraine tấn công lại các nhà máy lọc dầu ở Nga vào đầu năm nay. Nga đã đáp trả bằng các cuộc tấn công raket vào các nhà máy điện của Ukraine.

Đàm phán chống ô nhiễm nhựa tại Colombia
Các cuộc đàm phán quốc tế về một hiệp ước chống ô nhiễm nhựa đang diễn ra tại Colombia với sự tham gia của các quốc gia trên toàn thế giới nhằm đưa ra một thỏa thuận có ràng buộc pháp lý. Các cuộc thảo luận tập trung vào việc kiểm soát chu kỳ nhựa từ sản xuất, tái sử dụng đến xử lý, với mục tiêu cắt giảm đáng kể lượng nhựa thải vào môi
trường, vốn đã lên tới hàng chục triệu tấn mỗi năm.
Các tổ chức môi trường như WWF và Pew Trusts nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp mạnh mẽ hơn, bao gồm cấm các sản phẩm nhựa nguy hiểm và những hóa chất độc hại, đồng thời đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt về thiết kế sản phẩm để bảo đảm an toàn khi tái chế. Hiện tại, mặc dù có một văn bản thỏa thuận căn bản để đàm phán, nhiều điều
khoản vẫn còn mơ hồ, đặc biệt là về việc cấp tài chính để giúp các nước chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn không chất độc hại và bảo đảm phương thức cải thiện thỏa thuận trong tương lai.
Cuộc họp lần này cũng là cơ hội cuối cùng trước khi dự kiến kết thúc đàm phán vào tháng 11 tại Busan, Hàn Quốc. Điều này tạo ra áp lực lớn để các quốc gia đưa ra những quyết định rõ ràng và táo bạo nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa trên quy mô
toàn cầu.
Khủng hoảng di cư tại Haiti
Tình hình khủng hoảng di cư tại Haiti đang trở nên nghiêm trọng, với hơn 700,000 người phải rời bỏ nhà cửa do bạo lực từ các băng đảng. Tình trạng bất ổn này bắt đầu leo thang từ giữa năm 2024 khi các cuộc tấn công có võ trang gia tăng mạnh, đặc biệt tại thủ đô Port-au-Prince và vùng Artibonite. Bạo lực không chỉ khiến nhiều người thương vong mà
còn tạo ra cuộc khủng hoảng nhân đạo rộng lớn. Khoảng 75% người di cư đang tìm nơi trú ẩn tạm thời ở các tỉnh, và một phần lớn dân cư phải tá túc tại các gia đình khác, tạo áp lực lớn lên các nguồn lực địa phương vốn đã thiếu thốn.
Nhu cầu căn bản của người dân, bao gồm thực phẩm, chỗ ở, và dịch vụ y tế, ngày càng khan hiếm do số lượng người di cư tăng quá nhanh chóng. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, điều kiện vệ sinh và nước sạch cũng không được bảo đảm, khiến tình trạng của người di cư trở nên khẩn cấp hơn. Trong bối cảnh này, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và các tổ chức quốc tế khác đang cố gắng cung cấp viện trợ nhân đạo để đáp ứng các nhu cầu căn bản cho người dân, nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh.​
Lũ lụt nghiêm trọng tại Tây Ban Nha
Lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra ở khu vực phía đông Tây Ban Nha, đặc biệt là Valencia, do mưa lớn kéo dài từ ngày 29 tháng 10 năm 2024. Tính đến ngày 30.10, có ít nhất trên 200 người đã thiệt mạng. Các làng mạc bị nhấn chìm, đường sá bị cắt đứt và hệ thống viễn thông bị gián đoạn.
Tại Valencia và khu vực phía đông Tây Ban Nha, lượng mưa kỷ lục đã gây ra trận lũ quét nghiêm trọng, nhấn chìm nhà cửa, xe cộ và các công trình công cộng. Các con đường bị ngập sâu và cắt đứt, trong khi hệ thống liên lạc bị gián đoạn nghiêm trọng. Các đội cứu nạn và người dân địa phương đang ra sức tìm kiếm và cứu giúp người mắc kẹt. Chính
quyền đã huy động thêm phương tiện cứu nạn từ các khu vực lân cận để xử lý thảm họa này.
Chính quyền Tây Ban Nha đã tuyên bố ba ngày quốc tang để tưởng nhớ các nạn nhân.
Liên minh Châu Âu (EU) đã quyết định áp đặt mức thuế 35,5% lên xe điện nhập từ Trung Quốc
Ngày 30 tháng 10 năm 2024, Liên minh Châu Âu (EU) đã quyết định áp đặt mức thuế 35,5% lên xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Quyết định này được thúc đẩy bởi cáo buộc rằng các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang nhận trợ cấp từ chính phủ, gây cạnh tranh không lành mạnh cho các công ty trong EU. Các quốc gia EU, đặc biệt là Pháp, đã ủng hộ mạnh mẽ cho mức thuế này nhằm bảo vệ ngành công nghiệp xe điện trong khu vực.
Tuy nhiên, Đức, một trong những nền kinh tế lớn nhất EU và có ngành công nghiệp xe hơi mạnh nhất, đã phản đối quyết định này. Đức cho rằng việc áp thuế sẽ không chỉ làm tăng chi phí cho người tiêu dùng châu Âu mà còn có thể làm ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng xe hơi giữa EU và Trung Quốc. Đức lo ngại rằng việc tăng giá xe điện nhập khẩu có
thể làm chậm tiến độ chuyển đổi sang xe điện trong khu vực và đẩy cao mức độ căng thẳng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Chúng ta cũng đừng nên quên rằng, Đức là nước có số lượng sản xuất bán xe tại Trung quốc lớn gấp nhiều lần so với các nước khác trong EU. Một khi EU áp đặt mức thuế 35,5% đối với xe Trung quốc nhập khảu vào EU thì đương nhiên Trung quốc cũng sẽ trả thù bằng cách áp đặt thuế lên xe của các nước EU vào Trung quốc. Khi đó, kẻ bị thiệt hại nhiều nhất là Đức chứ không phải các nước khác.
Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối quyết định của EU, coi đây là hành động bảo hộ thương mại có thể làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu, đồng thời cho biết có thể đưa vấn đề này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để giải quyết tranh chấp.
Khủng hoảng khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng
Hiện nay, tình hình khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng, với những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ, các khu vực ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Á đã trải qua các đợt nóng lịch sử trong mùa hè năm 2024, gây ra cháy rừng diện rộng, hạn hán và sự giảm sút lớn về năng suất nông nghiệp. Các khu vực ven biển cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ nước biển dâng và bão lớn, đặc biệt là ở các quốc gia vùng Caribe và Đông Nam Á.
Những hiện tượng này đã thúc đẩy các quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết biến đổi khí hậu. Liên Hợp Quốc đã tổ chức các hội nghị và diễn đàn nhằm thống nhất các biện pháp cắt giảm khí thải carbon, như trong Hội nghị Biến đổi Khí hậu (COP28), dự kiến tổ chức vào cuối năm nay, nơi các quốc gia sẽ đặt ra các mục tiêu giảm phát thải mới. Ngoài ra, các nền kinh tế lớn như Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều chính sách mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đầu tư vào năng lượng tái tạo và khuyến khích bảo tồn rừng.​
Những thảo luận này không chỉ dừng ở chính phủ mà còn bao gồm các tập đoàn quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và công chúng, với những chiến dịch toàn cầu như thúc đẩy sử dụng năng lượng xanh, giảm rác thải nhựa và bảo vệ đa dạng sinh học. Đây là các hoạt động cấp thiết khi các chuyên gia khí hậu cảnh báo rằng, nếu không có biện pháp mạnh
mẽ, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm 1,5°C vào năm 2030, gây ra hậu quả khó lường cho hệ sinh thái và xã hội con người.

Chính Luận Hải Ngoại